Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 9: Cộng đồng và cá thể
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Cộng đồng và cá thể . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNGVĂN BẢN 3: CỘNG ĐỒNG VÀ CÁ THỂ
(12 câu)- NHẬN BIẾT (4 câu)
(12 câu)
- NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả An-be Anh-xtanh và văn bản “Cộng đồng và cá thể”.
Trả lời:
* Tác giả:
- An-be Anh-xtanh (1879 – 1955) là nhà vật lí lí thuyết người Đức . Năm 1879, Albert Einstein sinh ra ở Ulm, Đức. Anh ấy đã hoàn thành bằng tiến sĩ. tại Đại học Zurich vào năm 1909. Bài báo năm 1905 của ông giải thích về hiệu ứng quang điện, cơ sở của điện tử, đã mang về cho ông giải Nobel năm 1921. Bài báo đầu tiên của ông về Thuyết tương đối hẹp, cũng xuất bản năm 1905, đã thay đổi thế giới. Sau khi đảng Quốc xã trỗi dậy, Einstein chọn Princeton làm quê hương lâu dài của mình, trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1940.
- Ông được nhìn nhận là một trong những nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại, có tầm ảnh hưởng lớn lao trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học đến tư tưởng, tôn giáo và chính trị. Ông được trao giải Nô-ben vật lí năm 1921 cho những cống hiến đối với vật lí lí thuyết, đặc biệt là cho sự khám phá ra định luật cảu hiệu ứng quang điện.
* Tác phẩm:
- Văn bản “Cộng đồng và cá thể” là tiểu luận trích từ “Thế giới như tôi thấy” – một cuốn sách quan trọng thể hiện những tư tưởng của An-be Anh-xtanh về nhiều vấn đề lớn của khoa học, đời sống, công bố lần đầu năm 1931 ở Đức, tái bản (có bổ sung) năm 1955 ở Mỹ, sau đó được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác trên thế giới.
Câu 2: Trong văn bản “Cộng đồng và cá thể”, Anh-xtanh đã sự phụ thuộc của một cá thể vào cộng đồng thông qua những bằng chứng nào?
Trả lời:
- Hầu hết những hoạt động và mong muốn của chúng ta đều có quan hệ đến sự tồn tại của người khác.
- Về bản chất giống loài, chúng ta cũng giống như những động vật sống theo bầy, ăn thức ăn người khác trồng, mặc quần áo người khác may, sống trong nhà người khác xây.
- Những gì ta hiểu biết và tin tưởng đều do người khác bày cho ra thông qua một ngôn ngữ mà ngôn ngữ do những người khác tạo ra.
- Căn cước và ý nghĩa tồn tại của một cá thể nằm ở chỗ, anh ta không hẳn là một sinh thể đơn lẻ mà là thành viên của một cộng đồng lớn của con người dẫn dắt đời sống vật chất và tinh thần của anh ta từ khi sinh ra tới khi chết.
Câu 3: Trong văn bản “Cộng đồng và cá thể”, Anh-xtanh đã chỉ ra những thực trạng nào của xã hội đương thời?
Trả lời:
Trong văn bản “Cộng đồng và cá thể”, Anh-xtanh đã chỉ ra những thực trạng của xã hội Châu Âu đương thời như sau:
- Dân số châu Âu quá cao, gấp 3 lần cách đây một trăm năm nhưng tỉ lệ người có tư chất thủ lĩnh lại giảm sút.
- Sự thiếu hụt cả trong lĩnh vực nghệ thuật đang lộ rõ, hội họa và âm nhạc xuống cấp trông thấy và đang đánh mất ghê gớm sự cộng hưởng trong công chúng.
- Trong chính trị, không chỉ thiếu ngườ cầm lái mà sự độc lập về tinh thần cũng như ý thức về lẽ phải của dân chúng cũng giảm sút khủng khiếp.
- Chế độ dân chủ thị trường đang chao đảo ở nhiều nơi, các chế độ độc tài xuất hiện và được dung dưỡng bởi ý thức về quyền cá nhân không còn nữa.
- Không thiếu những nhà tiên tri, những kẻ dự báo ngày tàn của nền văn minh chúng ta đang đến gần.
Câu 4: Theo Anh-xtanh, những biểu hiện suy tàn của xã hội bắt nguồn từ đâu?
Trả lời:
Theo Anh-xtanh, những biểu hiện suy tàn của xã hội bắt nguồn từ chỗ: sự phát triển về kinh tế và kĩ thuật đã khiến cho cuộc đấu tranh sinh tồn của con người càng thêm gay gắt, vì thế, sự phát triển tự do của cá nhân bị tổn hại nặng nề.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Vì sao tác giả cho rằng: “Nếu không có những cá thể sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập thì sự phát triển lên cao của xã hội là khó tưởng tượng”.
Trả lời:
Ý kiến trên của tác giả đã nhấn mạnh vai trò của sự sáng tạo đối với sự phát triển của xã hội. Sáng tạo là năng lực đặc biệt mang tính đặc trưng của con người, thể hiện khả năng vượt trội của con người so với thế giới loài vật. Bằng lao động sáng tạo, con người đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ, tạo ra những sản phẩm mà thiên nhiên hào phóng cũng không thể có được. Những thành quả mà con người có được trong mọi lĩnh vực hầu hết là kết quả của hoạt động sáng tạo. Vậy nên, sự sáng tạo của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng, nếu không sáng tạo đồng nghĩa với việc xã hội sẽ ngày càng lạc hậu, chậm phát triển.
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Sự phát triển về kinh tế và kĩ thuật đã khiến cho cuộc đấu tranh sinh tồn của con người càng thêm gay gắt, vì thế sự phát triển tự do của cá nhân bị tổn hại nặng nề?”.
Trả lời:
Ý kiến trên của tác giả đã đề cập tới hệ quả của sự phát triển về kinh tế và kĩ thuật đối với con người. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ, con người cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Sự phát triển ấy biển hiện rõ ràng nhất thông qua những cuộc cách mạng công nghiệp, dẫn đế sự chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia và trong mỗi quốc gia gây ra những căng thẳng xã hội, chính trị. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc công nghiệp về thị trường, nguồn lực và ảnh hưởng, dẫn đến những cuộc chiến tranh và xung đột. Những hệ quả đó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sự phát triển của con người, gây tổn hại nhiều mặt khiến sự phát triển tự do của mỗi cá nhân bị tổn hại.
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật của văn bản “Cộng đồng và cá thể”.
Trả lời:
Nghệ thuật của văn bản “Cộng đồng và cá thể”:
- Ta thấy một tư duy sắc bén, lập lập logic, thuyết phục cùng những bằng chứng xác thực từ một nhà khoa học với sự thông minh xuất chúng – Anh-xtanh.
- Giọng văn trong sáng, giản dị, dễ hiểu đề cập đến một loạt những chủ đề quan trọng trong đời sống xã hội từ góc nhìn cá nhân của tác giả, thậm chí thấp thoáng trong văn bản ta còn thấy tư tưởng phản chiến của Anh-xtanh. Sâu sắc nhưng luôn sáng sủa, kiệm lời, quyết liệt, thẳng thắn nhưng không bao giờ đánh mất vẻ duyên dáng…
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Những nhận định khái quát của tác giả về “thời đại mà chúng ta đang sống" được phát biểu từ khoảng giữa thế kỉ XX. Hiện nay, những nhận định đó có còn phù hợp với thực tế nữa không? Vì sao?
Trả lời:
Những nhận định khái quát của tác giả về “thời đại mà chúng ta đang sống" được phát biểu từ khoảng giữa thế kỉ XX. Hiện nay – thế kỉ XXI, những nhận định đó không còn phù hợp với thực tế nữa.
Vì căn cứ vào tình hình thực tế, ta thấy xã hội thay đổi, vận động và phát triển không ngừng. Chẳng hạn, tác giả nhắc đến dân số châu Âu quá cao, gấp ba lần một trăm năm trước trong khi thực tế tình trạng dân số của khu vực này hiện nay đang giảm sút và bị già hóa, sự tăng giảm dân số chủ yếu phụ thuộc vào dòng người nhập cư. Tác giả cho rằng tỉ lệ những người có tư chất thủ lĩnh giảm sút, chỉ có một số ít người nhờ thành tựu mà nổi lên như một nhân cách, nhưng hiện nay chúng ta thấy rõ nếu xét cơ cấu dân số theo trình độ học vấn thì châu Âu thuộc nhóm có trình độ học vấn cao trên thế giới. Bằng chứng là năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm. Hơn nữa, châu Âu hiện đang là cái nôi của giáo dục thế giới, có tỉ lệ các trường được xếp thứ hạng xuất sắc cao hơn và ít phân hóa hơn. Nơi đây hiện được cho là có nền giáo dục hàng đầu thế giới với hơn 4000 trường đại học.
Như vậy, những thách thức của châu Âu hiện nay không còn giống với “thời đại mà chúng ta đang sống” như phát biểu của Anh-xtanh. Thay vì phải đối mặt với sự suy giảm khả năng sáng tạo, lực lượng lãnh đạo giảm sút hay chế độ độc tài thì châu Âu phải đối mặt với những thách thức mới như vấn đề về khủng hoảng năng lượng, nội bộ chia rẽ, bất đồng, vấn đề lạm phát, khủng hoảng di cư đang có dấu hiệu trở lại và đặc biệt vấn đề nhức nhối những năm gần đây là đại dịch Covid-19 toàn cầu.
Câu 2: Nêu những hiểu biết và suy nghĩ của cá nhân bạn về “cộng đồng”.
Trả lời:
* Ngày nay, khái niệm “cộng đồng” được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, chúng ta có rất nhiều lý thuyết khoa học khác nhau về “cộng đồng”. Nhưng tựu trung lại, có thể coi những dấu hiệu cốt yếu sau đây để định nghĩa hoặc nhận biết về một cộng đồng:
- Là tập hợp một số đông người.
- Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc / bản thể riêng
- Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng.
- Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng quan trọng nhất là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng.
- Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết và có những quy tắc chế định hoạt động, ứng xử chung của cộng đồng.
*Những cách phân loại cộng đồng:
- Cộng đồng địa lý: bao gồm từ các cộng đồng láng giềng, xóm, phố, làng xã, thành phố, vùng, quốc gia, thậm chí toàn bộ hành tinh, được gọi là cộng đồng địa vực.
- Cộng đồng văn hóa: bao gồm từ các tiểu văn hóa, nhóm tộc người, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng đa văn hóa, cộng đồng văn hóa toàn cầu, những cộng đồng về nhu cầu hay về bản sắc, …
- Cộng đồng tổ chức: gồm từ gia đình, dòng họ, các tổ chức chính thức, các tập đoàn kinh tế, hiệp hội nghề nghiệp ở quy mô nhỏ, dân tộc hay quốc tế…
Câu 3: Nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
Trả lời:
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Muốn duy trì cuộc sống của mình, mỗi các nhân phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội. Công đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau tạo ra đời sống của mình và của cộng đồng. Cá nhân phải có trách nhiệm góp sức xây dựng và phát triển cộng đồng ngày càng văn minh, tiến bộ. Cộng đồng có trách nhiệm chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng cần phải được xây dựng. Một cộng đồng vững mạnh là một cộng đồng mà ở đó ai cũng chăm chỉ làm việc, biết đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, sống tương thân tương ái, tôn trọng pháp luật, tôn trọng lẽ phải. Không ai có thể một mình mà làm nên thế giới. Giữa cá nhân và cộng đồng có mối quan hệ không thể tách rời. Bởi vậy, xây dựng và phát triển cộng đồng cũng có nghĩa là tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 11: Trình bày suy nghĩ về ý thức cộng đồng trong cuộc sống hôm nay
Trả lời:
“Tinh thần trách nhiệm là: Nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ”. Đó là những lời dạy đầy sâu sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Khi đọc câu được câu nói này, bản thân tôi lại có những suy nghĩ về ý thức cộng đồng trong cuộc sống hiện nay.
Ý thức là sự nhận thức trực tiếp tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh thông qua những hành động đẹp, từ đó có được lòng tin và niềm yêu thương của mọi người.
Một người có ý thức cộng đồng sẽ được biểu hiện qua nhiều hành động. Đầu tiên, người đó phải thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng. Người có ý thức cộng đồng sẽ luôn tôn trọng và yêu thương và đối xử bình đẳng với mọi người xung quanh. Để hòa nhập với mọi người trong xã hội, mỗi người cũng cần hạ thấp cái tôi cá nhân, bỏ qua sự ích kỷ của bản thân và biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng. Ngoài ra, ý thức cộng đồng còn thể hiện ở sự đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người như. Bằng rất nhiều hành động cụ thể như: giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, ủng hộ quần áo cũ cho trẻ em vùng cao. Hay những hoạt động tri ân, tưởng niệm của các cá nhân tổ chức, đoàn thể dành cho người có công với cách mạng là các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, đến thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng thể hiện được điều đó.
Trong xã hội hiện nay, đa số mọi người đều có được ý thức cộng đồng. Ví dụ như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, có rất nhiều bác sĩ tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn tình nguyện viết đơn tham gia hỗ trợ phòng chống dịch bệnh. Có rất nhiều sáng kiến được thực hiện để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn như: cây ATM gạo, những địa điểm phát đồ ăn miễn phí, giải cứu nông sản hay chính sách hỗ trợ người nghèo, người thất nghiệp do đại dịch của Đảng và Nhà nước. Nhưng cũng có không ít nhưng con người sống chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Lợi dụng dịch bệnh để tăng giá khẩu trang và các trang thiết bị y tế, trốn khỏi khu cách ly, tung tin giả trên mạng xã hội khiến mọi người cảm thấy hoang mang. Tất cả những hành vi đó đang gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng và có thể khiến công sức phòng chống dịch của cả nước đổ bể.
Còn đối với mỗi học sinh như chúng tôi hiện nay, ý thức cộng đồng được thể hiện từ những hành động nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa. Việc giúp đỡ những học sinh vùng cao có hoàn cảnh khó khăn, hay tuân thủ luật giao thông khi tham gia giao thông đều đem lại những lợi ích cho cộng đồng. Ngoài ra, đối với một học sinh cuối cấp thì việc làm thiết thực nhất lúc này đó chính là cố gắng học tập thật tốt và thi đỗ kỳ thi sắp tới để không phụ lòng cha mẹ và thầy cô, nhà trường.
Mỗi người sống có ý thức cộng đồng sẽ đóng góp vào phát triển đất nước ngày càng trở nên văn minh hơn. Tôi tin rằng, những người sống vì cộng đồng sẽ trở thành những người thành công.
Câu 12: Theo bạn, có những phương pháp nào để phát huy khả năng sáng tạo của con người?
Trả lời:
Theo bạn, những phương pháp nào để phát huy khả năng sáng tạo của con người là:
- Để có thể phát huy tính sáng tạo, chúng ta cần tạo cho mình một khối kiến thức nhất định về những vấn đề cụ thể. Đọc và học hỏi thật nhiều và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó là cách kích thích và tổng hợp các kiến thức trở nên sáng tạo hơn.
- Hãy luôn khích lệ bản thân tò mò và tìm hiểu mọi thứ, khám phá những điều mới mẻ xung quanh từ những thứ nhỏ nhất.
- Khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị hạn chế nếu bạn luôn sợ phải gánh hậu quả. Các nhà nghiên cứu nổi tiếng sẽ không thành công nếu không thất bại, phá hủy điều gì đó, thứ gì đó để hình thành nên một cái mới.
- Luôn nghi ngờ khả năng của bản thân là rào cản lớn ngăn chặn bạn xây dựng và phát triển tính sáng tạo. Khi bạn tự tin bạn sẽ thỏa sức thử và ném mình vào thử thách. Tạo ra những cái mới đột phá hơn so với việc giới hạn năng lực bản thân ở một mốc nào đó. Hãy ghi nhận nỗ lực từng bước một để làm nền tảng cho sự tự tin trong bạn.
- Theo Tiến sĩ Adam Anderson cho rằng “Nếu bạn đang làm một việc gì đó đòi hỏi bạn phải có khả năng sáng tạo, một tâm trạng tích cực chắc chắn sẽ giúp bạn thăng hoa để tạo ra các luồng ý tưởng mới”. Để giữ tinh thần luôn cởi mở và phát triển ý tưởng mới bạn cần giữ cho bản thân suy nghĩ tích cực, năng động hơn để tăng khả năng sáng tạo.
=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 3: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tối thấy)