Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức Ôn tập bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP BÀI 3. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (PHẦN 1)
Câu 1: Trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Hoài Thanh.
Trả lời:
– Hoài Thanh (1909 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trước Cách mạng, thời còn đi học, ông từng tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp bắt giam. Ông viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa và làm Chủ tịch Hội Văn hoá cứu quốc ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, ông hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hoá – Nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư kí Hội Văn hoá cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Tổng thư kí Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ,...
– Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả của nhiều công trình có giá trị: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Có một nền văn hoá Việt Nam (1946), Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1949), Nói chuyện thơ kháng chiến (1950), Phê bình và tiểu luận (3 tập – 1960, 1965, 1971). Trong đó Thi nhân Việt Nam là công trình được đánh giá xuất sắc nhất. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2: Đọc kĩ và nêu dàn ý của đoạn trích “Mọt thời đại trong thi ca”.
Trả lời:
Dàn ý của đoạn trích: luận điểm bao trùm cả đoạn trích này là vấn đề "tinh thần thơ mới". Nó được triển khai thành ba nội dung chính sau đây:
a) Giới thuyết nguyên tắc để xác định tinh thần của hai thời đại thơ:
– Không căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.
– Phải căn cứ vào đại thể và cái hay của thơ mỗi thời.
b) Xác định tinh thần thơ mới là chữ tôi, tinh thần thơ xưa là chữ ta:
– Giới thuyết chung về điểm giống và khác của chữ ta và chữ tôi.
– Xác định bản chất: ta là ý thức đoàn thể, tôi là ý thức cá nhân.
– Điểm qua về sự xuất hiện của chữ tôi và phản ứng của xã hội trong quá trình tiếp nhận nó.
c) Nhìn nhận sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó:
– Chỉ ra tính chất tội nghiệp của cái tôi trong thời đại mình.
– Các hướng lớn của thơ mới đào sâu vào cái tôi.
– Điểm thiếu hụt trong ý thức của cái tôi.
– Bi kịch thời đại cái tôi và giải pháp cho bi kịch bằng lòng yêu tiếng Việt.
Câu 3: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu cầu hiền.
Trả lời:
Bài Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh:
– Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh, ổn định lại kỉ cương đổ nát ở Bắc Hà. Cũng năm đó, Lê Cảnh Hưng qua đời, cháu đích tôn của ông lên ngôi lấy niên hiệu là Chiêu Thống.
– Trước sức mạnh của phong trào Tây Sơn, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Nhân cơ hội này, Tôn Sĩ Nghị đem quân vào xâm lược nước ta.
– Tháng 12 năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung đem quân ra Bắc đánh tan quân Thanh, giải phóng đất nước. Lê Chiêu Thống bỏ nước chạy theo Tôn Sĩ Nghị sang Trung Quốc.
– Nguyễn Huệ một lần nữa phải xếp đặt lại kỉ cương Bắc Hà. Để tìm được người hiền tài ra giúp triều đại mình trong buổi đầu, Nguyễn Huệ giao cho Ngô Thì Nhậm viết bài Chiếu cầu hiền.
Câu 4: Cho biết đặc điểm của thể chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng.
Trả lời:
– Chiếu là loại công văn thời xưa nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người. Văn của thể chiếu trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tạo nhã. Nhiều bài chiếu mang nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Có khi chiếu được gọi là chiếu thư, chiếu chỉ và thường mang nội dung là những mệnh lệnh. Văn học trung đại Việt Nam có những bài chiếu nổi tiếng như Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Chiếu để lại trước khi chết (Di chiếu) của Lí Nhân Tông, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Chiếu Cần vương của Hàm Nghi,...
– Chiếu nói chung, Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc loại văn nghị luận chính trị – xã hội. Mặc dù là loại công văn nhà nước, nhưng đối tượng bài Chiếu cầu hiền là bậc hiền tài – những nho sĩ mang nặng tư tưởng nho gia – nên lời lẽ mềm mỏng, nhún nhường, thành tâm và mang tính chất thuyết phục cao.
Câu 5: Hãy nêu nội dung chính của văn bản Chiếu cầu hiền .
Trả lời:
– Bài Chiếu cầu hiền thể hiện tầm chiến lược nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò của người hiền tài đối với đất nước. Cầu hiền gần như là một quy luật tất yếu đối với các triều đại tiến bộ khi mới ra đời. Ngô Thì Nhậm đã nắm vững chiến lược cầu hiền của Quang Trung và thể hiện một cách xuất sắc tư tưởng chiến lược đó trong một bài chiếu ngắn gọn với lập luận chặt chẽ và đầy sức thuyết phục.
Câu 6: Bài chiếu thể hiện thái độ gì?
Trả lời:
- Vì lợi ích chung của đất nước đòi hỏi sự góp sức của nhiều hiền tài, vua Quang Trung đã tỏ rõ sự khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn có sự cộng tác của bậc hiền tài. Hình tượng "trẫm" trong bài chiếu là một người lo lắng cho việc nước, thực sự cần có hiền tài hỗ trợ, giúp đỡ. - Vì lợi ích chung của đất nước đòi hỏi sự góp sức của nhiều hiền tài, vua Quang Trung đã tỏ rõ sự khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn có sự cộng tác của bậc hiền tài. Hình tượng "trẫm" trong bài chiếu là một người lo lắng cho việc nước, thực sự cần có hiền tài hỗ trợ, giúp đỡ.
Câu 7: Đọc phần 1 Chiếu cầu hiền và cho biết:
a) Tác giả đặt ra vấn đề gì cho người hiền và để làm rõ vấn đề đó, người viết dùng hình ảnh nào?
b) Việc mở đầu bài Chiếu cầu hiền bằng lời Khổng Tử có tác dụng gì đối với các nho sĩ thuở đó?
Trả lời:
– Mở đầu, tác giả chỉ ra quy luật xử thế của người hiền:
+ Phải do thiên tử sử dụng; + Phải do thiên tử sử dụng;
+ Không làm như vậy là trái đạo trời, trái quy luật cuộc sống. + Không làm như vậy là trái đạo trời, trái quy luật cuộc sống.
– Tác giả ví người hiền như sao sáng trên trời và quy luật của tinh tú là chầu về sao Bắc Thần. Tác giả không chỉ dùng hình ảnh so sánh (Thiên tử là sao Bắc Thần; người hiền là sao sáng; quy luật vận động của tinh tú là chầu về Bắc Thần,...) mà hình ảnh đó lại được lấy từ sách Luận ngữ của Khổng Tử – một trong bốn bộ sách kinh điển của nho gia ("Vi chính dĩ đức, thí như Bắc Thần, cư kì sở, chúng tinh củng chi"). Dùng lời Khổng Tử để đặt vấn đề, để đưa ra cách ứng xử sẽ có sức thuyết phục mạnh trí thức Bắc Hà.
Câu 8: Hãy trình bày về cấu trúc của văn bản nghị luận và các yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận.
Trả lời:
a) Cấu trúc văn bản nghị luận
- Một văn bản nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,... Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất. - Một văn bản nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,... Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất.
- Là thành tố có tính chất bao trùm, luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm. Các luận điểm trong văn bản nghị luận, với sự thống nhất của lí lẽ và bằng chứng, có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề. Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận. - Là thành tố có tính chất bao trùm, luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm. Các luận điểm trong văn bản nghị luận, với sự thống nhất của lí lẽ và bằng chứng, có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề. Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận.
b) Yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận
Để tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, ngoài lí lẽ và bằng chứng, người viết còn có thể sử dụng một số yếu tố bổ trợ như: thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm,... Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực. Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan. Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên. Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.
Câu 9: Xác định mục đích hướng tới của tác giả ở bài Tôi có một ước mơ.
Trả lời:
- Bài diễn văn hướng tới mục đích thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người da đen và gây sức ép cho chính quyền Mỹ phải đưa ra những đạo luật đảm bảo quyền bình đẳng. - Bài diễn văn hướng tới mục đích thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người da đen và gây sức ép cho chính quyền Mỹ phải đưa ra những đạo luật đảm bảo quyền bình đẳng.
Câu 10: Cho đoạn trích sau:
Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương, vắng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma. Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.
Đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?
Trả lời:
– Trong đoạn văn trên, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất dụng công trong việc trau chuốt từ ngữ và cấu trúc câu để gợi ra một không khí truyện cổ xưa, trang trọng, chuẩn bị cho một sự kiện đặc biệt sắp xảy đến. Câu văn dài, nhịp điệu chậm rãi, có những cách diễn đạt khá cầu kì: “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt”, “Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương”, “Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Các chi tiết về ánh sáng, bóng tối, âm thanh hô ứng với nhau, như một cảnh trong phim.
Câu 11: Cần lưu ý gì trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó. Tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói cho văn bản viết và ngược lại) là điều cần tránh, ví dụ như trường hợp dưới đây: - Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó. Tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói cho văn bản viết và ngược lại) là điều cần tránh, ví dụ như trường hợp dưới đây:
“Chí Phèo là truyện ngắn đỉnh nhất của Nam Cao. Tác phẩm đã miêu tả quá ư chân thực tâm lí của người nông dân trong xã hội cũ.”
Trong ví dụ trên, người viết đã mắc lỗi phong cách khi sử dụng những từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ: “đỉnh”, “quá ư”.
Câu 12: Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra hiện tượng gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật), lời độc thoại nội tâm (tái hiện tiếng nói bên trong các nhân vật), lời nhại (lời trần thuật mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa),... Ví dụ: - Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật), lời độc thoại nội tâm (tái hiện tiếng nói bên trong các nhân vật), lời nhại (lời trần thuật mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa),... Ví dụ:
“Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà? Ai thế nhỉ?”
Đoạn văn miêu tả tâm lí bà cụ Tứ trên đây có sự xuất hiện của nhiều câu văn mang hình thức lời nửa trực tiếp. Lời của người kể chuyện nương theo ý thức của nhân vật, tái hiện những “tiếng nói” đang vang lên trong nhân vật. Một số cách diễn đạt mang dấu ấn của khẩu ngữ được bảo lưu trong lời kể: Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?; Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà?...
- Khả năng miêu tả ngôn ngữ gắn liền với những đặc điểm cá thể của nhân vật (xuất thân, địa phương, môi trường sống, tầng lớp xã hội,..) là một bước tiến của tự sự hiện đại. - Khả năng miêu tả ngôn ngữ gắn liền với những đặc điểm cá thể của nhân vật (xuất thân, địa phương, môi trường sống, tầng lớp xã hội,..) là một bước tiến của tự sự hiện đại.
Câu 13: Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. [...]
Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
Trả lời:
Đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích:
– Sử dụng từ chọn lọc, không mang tính khẩu ngữ nhằm hướng tới tái hiện cảnh ngày đói.
– Có những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
– Cấu trúc câu đảm bảo quy tắc ngữ pháp. Đoạn trích đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức.
Câu 14: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy! Thị cong cớn:
– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.
Trả lời:
Để phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích, cần chú ý: – Các từ hồ gọi trong lời nhân vật: Kìa; Này, ... ơi; ... nhỉ,..
– Các từ tình thái trong lời nhân vật: Có khối... đấy, đấy, Thật đấy,...
– Các kết cấu câu trong ngôn ngữ nói: Có... thì, Đã... thì...
– Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: mấy (giò), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy,...
– Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít,...
Câu 15: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới và của tác giả Thi nhân Việt Nam thể hiện tập trung nhất ở điểm nào?
Trả lời:
– Lòng yêu Tổ quốc của con người có những biểu hiện vô cùng phong phú. Có lòng yêu nước gắn liền với đấu tranh. Có lòng yêu nước gắn liền với lao động sản xuất. Lại có lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hoá, ở nỗ lực sáng tạo ra những giá trị văn hoá.
– Lòng yêu nước của các nhà thơ mới nghiêng về dạng thứ ba. Tình yêu của họ thể hiện tập trung nhất ở lòng yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo ra những giá trị văn hoá, trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt. Đó cũng là một lòng yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng.
Câu 16: Tìm hiểu, nhận xét về cách lập luận của Hoài Thanh khi phân biệt thơ mới và thơ cũ. Tác giả hiểu như thế nào về nội dung của chữ tôi và chữ ta?
Trả lời:
– Cần làm rõ: Cách phân biệt thơ cũ, thơ mới của Hoài Thanh, như ông đã nói, không căn cứ vào hình xác thơ mà vào tinh thần thơ. Theo đó, ông đưa ra được một tiêu chí quan trọng để phân biệt: thơ cũ là thơ của cái ta, thơ mới là thơ của cái tôi. Cơ sở phân biệt này càng chắc chắn, thuyết phục khi nó dựa trên nền tảng triết học, mĩ học và tâm lí riêng của thời đại.
– Sau đó em hãy giải thích nội dung chữ tôi và chữ ta theo cách hiểu của Hoài Thanh.
Câu 17: Lòng yêu thơ và tình yêu nước của các nhà thơ mới (cũng chính là của tác giả Thi nhân Việt Nam) thể hiện tập trung nhất ở điểm nào? Hãy phân tích đặc sắc của lời văn diễn tả tình cảm này của Hoài Thanh.
Trả lời:
– Lòng yêu nước của các nhà thơ mới (cũng chính là của tác giả Thi nhân Việt Nam) thể hiện tập trung nhất ở tình yêu tiếng Việt. Lời văn trong đoạn này bộc lộ cảm xúc nồng nhiệt, thiết tha qua hình thức điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
Câu 18: Vấn đề trọng tâm được đề cập ở văn bản Tôi có một ước mơ là gì?
Trả lời:
- Vấn đề trọng tâm được đề cập ở văn bản là: Người da đen cần phải đấu tranh cho đến khi nào được tự do, không còn phân biệt chủng tộc nữa. - Vấn đề trọng tâm được đề cập ở văn bản là: Người da đen cần phải đấu tranh cho đến khi nào được tự do, không còn phân biệt chủng tộc nữa.
Câu 19: Chỉ ra các luận điểm được tác giả triển khai trong văn bản Tôi có một ước mơ.
Trả lời:
Các luận điểm trong văn bản:
- Tình trạng thực thi của - Tình trạng thực thi của Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ: lúc này, tức là 100 năm sau ngày kí, người da đen vẫn chưa được tự do.
- Tính cấp bách của việc đấu tranh để xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, để ánh sáng công lí được chiếu rọi trên nước Mỹ - Tính cấp bách của việc đấu tranh để xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, để ánh sáng công lí được chiếu rọi trên nước Mỹ
- Chúng ta cần phải đấu tranh một cách đúng đắn để không gây nên bạo lực, oán thù - Chúng ta cần phải đấu tranh một cách đúng đắn để không gây nên bạo lực, oán thù
- Chúng ta không thể hài lòng với thực tại cho đến khi chúng ta đạt được những quyền lợi như người da trắng. Những người da đen xin đừng đắm chìm trong tuyệt vọng. - Chúng ta không thể hài lòng với thực tại cho đến khi chúng ta đạt được những quyền lợi như người da trắng. Những người da đen xin đừng đắm chìm trong tuyệt vọng.
- Ước mơ, hi vọng của tác giả về một chế độ mới nơi tất cả sẽ được đối xử bình đẳng, về một nước Mỹ đẹp đẽ về mọi mặt. - Ước mơ, hi vọng của tác giả về một chế độ mới nơi tất cả sẽ được đối xử bình đẳng, về một nước Mỹ đẹp đẽ về mọi mặt.
Câu 20: Phân tích cách tác giả dùng lí lẽ và bằng chứng để trình bày quan điểm của mình nhằm thuyết phục người nghe, người đọc trong Tôi có một ước mơ.
Trả lời:
Trong văn bản, tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, chạm đến suy nghĩ, tâm trí mọi người và đưa ra những bằng chứng khách quan, chân thực, không thể chối cãi kết hợp với ngôn từ giàu sức biểu cảm. Dưới đây là một số ví dụ về cách tác giả dùng lí lẽ và bằng chứng.
VD1: Đoạn từ “cách đây một thế kỉ” đến “đáng xấu hổ này”.
- Ở phần này, tác giả đã xây dựng nên 2 đoạn văn có tính đối lập nhau để phản ánh chân thực tình trạng chưa được tự do của người da đen. Ở đoạn thứ nhất, tác giả gợi ra sự kiện bản Tuyên ngôn cùng với những lời lẽ như “có một người Mỹ vĩ đại”, “ngọn hải đăng của hi vọng”, “ánh bình minh hạnh phúc” để rồi sang đoạn tiếp theo, tác giả ngay lập tức nhấn mạnh vào sự đối lập của hiện thực. - Ở phần này, tác giả đã xây dựng nên 2 đoạn văn có tính đối lập nhau để phản ánh chân thực tình trạng chưa được tự do của người da đen. Ở đoạn thứ nhất, tác giả gợi ra sự kiện bản Tuyên ngôn cùng với những lời lẽ như “có một người Mỹ vĩ đại”, “ngọn hải đăng của hi vọng”, “ánh bình minh hạnh phúc” để rồi sang đoạn tiếp theo, tác giả ngay lập tức nhấn mạnh vào sự đối lập của hiện thực.
- Cách nói hình ảnh “gông cùm xiềng xích của sự phân biệt chủng tộc và kì thị”, “hòn đảo đói nghèo giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”,… gây ấn tượng cho người đọc, nhấn mạnh sâu sắc tính chất của đối tượng mà tác giả hướng tới. - Cách nói hình ảnh “gông cùm xiềng xích của sự phân biệt chủng tộc và kì thị”, “hòn đảo đói nghèo giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”,… gây ấn tượng cho người đọc, nhấn mạnh sâu sắc tính chất của đối tượng mà tác giả hướng tới.
- Cách lặp cấu trúc: “một trăm năm sau,…” nhằm phân định rạch ròi các ý, tạo sự lôi cuốn cho người đọc, người nghe, đồng thời tăng cường sự nhấn mạnh. - Cách lặp cấu trúc: “một trăm năm sau,…” nhằm phân định rạch ròi các ý, tạo sự lôi cuốn cho người đọc, người nghe, đồng thời tăng cường sự nhấn mạnh.
- Những bằng chứng mà tác giả đưa ra đa dạng: người da đen bị kì thị, người da đen phải sống cô đơn nghèo đói trên một vùng giàu có, người da đen gầy mòn trong những ngõ ngách,… - Những bằng chứng mà tác giả đưa ra đa dạng: người da đen bị kì thị, người da đen phải sống cô đơn nghèo đói trên một vùng giàu có, người da đen gầy mòn trong những ngõ ngách,…
VD2: Đoạn từ “chúng ta cũng đến nơi thiêng liêng” đến “khi công lý chiếu rọi”.
Ở phần này tác giả tiếp tục dùng một số cách nêu lí lẽ, bằng chứng như ở VD1:
- Cách nói hình ảnh: “lẩn tránh trong sự xoa dịu xa xỉ hay những liều thuốc an thần”, “bóng đêm và cái thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc”, “con đường chan hoà ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc”,… - Cách nói hình ảnh: “lẩn tránh trong sự xoa dịu xa xỉ hay những liều thuốc an thần”, “bóng đêm và cái thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc”, “con đường chan hoà ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc”,…
- Cách lặp cấu trúc: “đây là lúc …” - Cách lặp cấu trúc: “đây là lúc …”
- Tác giả chỉ ra được vấn đề cốt lõi ở việc đấu tranh: “sẽ không có sự bình yên hay ngơi nghỉ ở nước Mỹ cho đến khi người da đen được công nhận quyền công dân của mình”. - Tác giả chỉ ra được vấn đề cốt lõi ở việc đấu tranh: “sẽ không có sự bình yên hay ngơi nghỉ ở nước Mỹ cho đến khi người da đen được công nhận quyền công dân của mình”.
VD3: Đoạn từ “và có một điều tôi phải nhắc” đến “tự do của ta”.
- Ở phần này ta thấy rõ sự gắn kết giữa tác giả với “chiến hữu” của mình, thể hiện qua giọng điệu, qua các từ ngữ “chúng ta”, đừng”,… - Ở phần này ta thấy rõ sự gắn kết giữa tác giả với “chiến hữu” của mình, thể hiện qua giọng điệu, qua các từ ngữ “chúng ta”, đừng”,…
- Việc chỉ ra rằng chúng ta cần đấu tranh một cách hợp lí, không sa đà vào bạo lực và việc đánh giá đúng tính chất của một bộ phận người da trắng luôn đứng cùng người da đen cho thấy tác giả đã lập luận vấn đề từ nhiều phương diện, mang tính khách quan. - Việc chỉ ra rằng chúng ta cần đấu tranh một cách hợp lí, không sa đà vào bạo lực và việc đánh giá đúng tính chất của một bộ phận người da trắng luôn đứng cùng người da đen cho thấy tác giả đã lập luận vấn đề từ nhiều phương diện, mang tính khách quan.
Câu 21: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật...).
Trả lời:
Để phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích, cần chú ý:
– Thuật ngữ của các ngành khoa học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học,...
– Việc tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.
– Việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày (Một là, Hai là, Ba là,...) để đánh dấu các luận điểm.
– Việc dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép,...
Câu 22: Đoạn văn viết sau đây tái hiện ngôn ngữ nói của một cuộc hội thoại. Hãy chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ nói.
Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy:
– Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mầy chịu không?
Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay:
– Sao không chịu?
– Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen?
– Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết.
Trả lời:
- Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ ( - Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ (giọng còn rành rọt, chụp một con đom đóm,...); việc dùng nhiều từ khẩu ngữ kể cả từ địa phương (con nít, mầy, nghen) ; dùng hình thức hỏi – đáp, câu hỏi,...
Câu 23: Đoạn hội thoại sau đây thiên về ngôn ngữ viết. Hãy viết lại đoạn hội thoại này theo ý tưởng của em để nó trở nên tự nhiên và thiên về ngôn ngữ nói hơn.
Ra khỏi phòng, ông chủ tịch gặp ông bí thư, cười nói:
- Việc kí kết các thoả thuận đó đã mở ra cho huyện ta một hướng đi mới mẻ và hiện đại trong sản xuất công nghiệp và thu hút nhân tài, vật lực. Đó là ý kiến của tôi. Đối với ông, ông đánh giá như thế nào về việc kí kết này? - Việc kí kết các thoả thuận đó đã mở ra cho huyện ta một hướng đi mới mẻ và hiện đại trong sản xuất công nghiệp và thu hút nhân tài, vật lực. Đó là ý kiến của tôi. Đối với ông, ông đánh giá như thế nào về việc kí kết này?
Ông bí thư suy nghĩ một lúc rồi đáp lời:
- Những điều mới mẻ này, tuy nhiên theo tôi nghĩ, vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của địa phương. Tôi cho rằng chúng ta thực sự cần nghiên cứu thêm trong quá trình thực thi. - Những điều mới mẻ này, tuy nhiên theo tôi nghĩ, vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của địa phương. Tôi cho rằng chúng ta thực sự cần nghiên cứu thêm trong quá trình thực thi.
Ông chủ tịch cười:
- Ông đã lo nghĩ nhiều. Tôi và ông sẽ đi xem tình hình thực tế. - Ông đã lo nghĩ nhiều. Tôi và ông sẽ đi xem tình hình thực tế.
Trả lời:
Ví dụ:
Ra khỏi phòng, ông chủ tịch gặp ông bí thư, cười nói:
- Việc kí kết thế là xong. Mấy cái thoả thuận này hay đấy ông bí thư ạ. Công nghiệp của chúng ta sẽ đi lên nhanh chóng rồi công nhân, kĩ sư sẽ về đây ngày một đông đấy. Trông ông có vẻ không vui, ông thấy sao? - Việc kí kết thế là xong. Mấy cái thoả thuận này hay đấy ông bí thư ạ. Công nghiệp của chúng ta sẽ đi lên nhanh chóng rồi công nhân, kĩ sư sẽ về đây ngày một đông đấy. Trông ông có vẻ không vui, ông thấy sao?
Ông bí thư suy nghĩ một lúc rồi đáp lời:
- Tôi thì lại thấy mấy cái này chỉ nhất thời còn ăn chắc mặc bền thì không khả thi. Lúc làm chắc phải mầy mò thêm ông nhỉ? - Tôi thì lại thấy mấy cái này chỉ nhất thời còn ăn chắc mặc bền thì không khả thi. Lúc làm chắc phải mầy mò thêm ông nhỉ?
Ông chủ tịch cười:
- Trời ạ, ông lo xa quá. Tôi và ông sẽ gồng gánh được hết cho mà xem. - Trời ạ, ông lo xa quá. Tôi và ông sẽ gồng gánh được hết cho mà xem.
Câu 24: Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt và cách diễn đạt của tác giả trong “Một thời đại trong thi ca”?
Trả lời:
– Cách dẫn dắt mạch văn rất tự nhiên, linh hoạt và độc đáo. Tác giả không dùng lí để dẫn dắt ý, mà dùng tình để dẫn dắt ý. Mạch văn được dẫn dắt không phải bằng ngôn ngữ khái niệm với những phương tiện liên kết của lô gích hình thức, nặng tính tư biện ta vẫn quen gặp trong các bài phê bình văn học nghiêng về khoa học thuần tuý. Trái lại, ông dẫn dắt ý chủ yếu bằng ngôn ngữ đời sống, nương theo mạch liên kết của cảm xúc thẩm mĩ.
– Diễn đạt bằng hình ảnh, bằng thứ ngôn ngữ ít mang tính khái niệm, bằng ấn tượng với cảm giác, cảm xúc rất tinh tế, uyển chuyển.
Câu 25: Đoạn văn "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. [...] Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? Hãy phân tích để làm nổi bật những nét đặc sắc ấy.
Trả lời:
– Đặc sắc của đoạn này là những khái quát rất chính xác, súc tích, lại được viết bằng một lối văn giàu hình ảnh và nhịp điệu. Điều đó khiến cho văn phê bình mà chẳng khác gì thơ.
+ Về ý tứ: Chủ đề bao trùm là luận giải về nỗ lực đào sâu mà cũng là trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ mới. Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: một là, khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung; hai là, điểm qua những gương mặt điển hình cùng những lãnh địa riêng tiêu biểu của thơ mới qua một số nhà thơ, để thấy được sự phân hoá đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân. + Về ý tứ: Chủ đề bao trùm là luận giải về nỗ lực đào sâu mà cũng là trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ mới. Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: một là, khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung; hai là, điểm qua những gương mặt điển hình cùng những lãnh địa riêng tiêu biểu của thơ mới qua một số nhà thơ, để thấy được sự phân hoá đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân.
+ Về văn phong: Chú ý đến dạng ngôn từ phi khái niệm (không phải là những khái niệm trừu tượng) dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng. Chú ý đến cách cấu tứ: tạo ra hình ảnh một độc giả cứ theo chân của những nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi vị. Đặc biệt chú ý đến nhịp điệu hết sức phong phú linh hoạt của đoạn thơ này. + Về văn phong: Chú ý đến dạng ngôn từ phi khái niệm (không phải là những khái niệm trừu tượng) dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng. Chú ý đến cách cấu tứ: tạo ra hình ảnh một độc giả cứ theo chân của những nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi vị. Đặc biệt chú ý đến nhịp điệu hết sức phong phú linh hoạt của đoạn thơ này.
Câu 26: a) Anh (chị) có nhận xét gì về cách dẫn dắt và cách diễn đạt của tác giả.
b) Phân tích một đoạn trong Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh:
"Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước.
Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phủ trên thi tử. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.
Đó, tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên".
c) Đoạn văn "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi [...] Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" có gì đặc sắc? Hãy phân tích làm nổi bật nét đặc sắc ấy.
d) So sánh với một vài đoạn văn khác để thấy được lối phê bình biến hoá, uyển chuyển của Hoài Thanh (chẳng hạn đoạn: "Ngày thứ nhất – ai biết đích ngày nào – chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ [...] ở phương Tây, nhất là từ khi có đạo Thiên Chúa, không bao giờ cá nhân lại bị rẻ rúng đến thế").
Trả lời:
Bài tập này có nhiều yêu cầu. Xin lưu ý một số yêu cầu chính:
a) Cách diễn đạt của Hoài Thanh thường rất giàu hình ảnh, nhạc điệu, rất truyền cảm (em hãy tự tìm dẫn chứng và phân tích).
b) Gợi ý:
– Xác định vị trí nội dung của đoạn trích này: Đây là đoạn đưa ra những căn cứ để triển khai luận điểm "tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta".
– Đoạn văn thể hiện đặc điểm văn nghị luận Hoài Thanh: lập luận chặt chẽ, thuyết phục, luận điểm sâu sắc, luận cứ xác đáng.
– Ngôn ngữ nghị luận của Hoài Thanh kết hợp hài hoà giữa lí trí và cảm xúc, tính khoa học và sự bay bổng, mượt mà.
c) "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi [...]. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận".
Đoạn văn trên đặc sắc ở mấy điểm chủ yếu sau:
– Khái quát rất đúng, bao quát rất cao về những hướng thoát li giải toả nỗi buồn của các hồn thơ mới tiêu biểu. Với mỗi nhà thơ, tác giả chỉ dùng một cụm từ, một cụm từ rất chuẩn (thoát lên tiên, phiêu du trong trường tình, điên cuồng, đắm say,...) đã có thể gợi lên cái phong vị, phong cách riêng của thơ họ.
– Cách diễn đạt hàm súc, giàu chất thơ. Cấu trúc câu được láy lại, ứng chiếu vào nhau một cách nghệ thuật, âm điệu mượt mà, uyển chuyển, hài hoà, đã tạo cảm xúc và rung động thẩm mĩ cho người đọc.
d) Hai đoạn mỗi đoạn mang vẻ đẹp riêng: một đoạn mang chiều sâu tâm lí xã hội, triết học và mĩ học, một đoạn mang chiều sâu và sự tinh tế của tiếp nhận văn học, của khả năng thẩm định các hồn thơ.
Câu 27: Trước việc Quang Trung đem quân ra Bắc diệt nhà Trịnh, nho sĩ Bắc Hà có thái độ như thế nào (phần 2)? Tại sao tác giả không kể trực tiếp những thái độ ấy mà lại dùng hình ảnh gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn...? Tìm những từ ngữ trong phần 3 để chứng minh rằng, Quang Trung thành tâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền.
Trả lời:
– Khi Quang Trung ra Bắc diệt Trịnh, sĩ phu Bắc Hà có các cách ứng xử tuy khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ không nhiệt tình với triều đại mới, như:
+ Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng; + Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng;
+ Những người ra làm quan với Tây Sơn thì, hoặc sợ hãi im lặng làm bù nhìn, + Những người ra làm quan với Tây Sơn thì, hoặc sợ hãi im lặng làm bù nhìn,
hoặc làm việc cầm chừng ("gõ mõ canh cửa");
+ Một số người đi tự tử uổng phí tài năng như người bị "chết đuối trên cạn". + Một số người đi tự tử uổng phí tài năng như người bị "chết đuối trên cạn".
– Tuy nhiên, tác giả không nói thẳng những điều đó bằng ngôn ngữ trực tiếp, mà dùng hình ảnh hoặc lấy trong kinh điển nho gia, hoặc mang ý nghĩa tượng trưng. Cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị, vừa có tính chất phê phán nhẹ nhàng, lại tỏ ra người viết bài chiếu có kiến thức sâu rộng, có tài văn chương, khiến người nghe không những không tự ái mà còn nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chưa thoả đáng của mình.
– Sau khi chỉ ra thực tế về cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, người viết đặt câu hỏi theo thế lưỡng đao, khiến người nghe không thể không thay đổi cách ứng xử. Bởi vì, hoặc coi Quang Trung "ít đức", không xứng để phò tá; hoặc bây giờ đang thời loạn lạc. Hai điều ấy đều không đúng với hiện thực bấy giờ. Vậy thì chỉ còn một cách là phải ra phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới.
– Đoạn 3 lập luận chặt chẽ có lí có tình. Đầu tiên, tác giả chỉ ra tính chất của thời đại và nhu cầu của đất nước bấy giờ: trời còn tăm tối, buổi đầu của nền đại định và cũng thẳng thắn tự nhận những điều bất cập của triều đại mới do mình đứng đầu: giềng mối triều đình còn nhiều thiếu sót, việc biên ải chưa yên, dân chưa hồi sức sau chiến tranh, đức hoá chưa thấm nhuần,... Trong khi đó, công việc nhiều và nặng nề đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài. Để nói về điều đó, tác giả dùng hình ảnh "Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn" và nêu ra một sự thực là "mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình".
– Kết thúc đoạn 3, tác giả lại dẫn lời Khổng Tử trong sách Luận ngữ để khẳng định rằng, hiện nay nhân tài không những có, mà còn có nhiều. Vậy tại sao "trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?". Câu hỏi đó, buộc sĩ phu Bắc Hà phải thay đổi cách ứng xử.
– Lời lẽ đoạn 3 khiêm nhường, tha thiết, lập luận chặt chẽ khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới.
Câu 28: Con đường cầu hiền của Quang Trung hết sức rộng mở. Hãy chứng minh điều đó qua phần 4.
Trả lời:
Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung đúng đắn và rộng mở:
– Trước hết, tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ quan viên lớn nhỏ đến dân chúng trăm họ đều được phép dâng sớ tỏ bày việc nước, nghĩa là toàn dân ai ai cũng có quyền tham gia đóng góp vào việc xây dựng đất nước.
– Cách tiến cử cũng rộng mở và dễ làm, gồm ba cách: tự mình dâng sớ tỏ bày việc nước, do các quan tiến cử và bản thân dâng sớ tự cử.
– Cuối cùng, tác giả kêu gọi mọi người có tài đức hãy cùng triều đình chung vai gánh vác việc nước để cùng nhau hưởng phúc lâu dài.
è Tóm lại, các biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung cụ thể và dễ thực hiện.
Câu 29: Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.
a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai sắt.
Trả lời:
a) Bỏ các từ thì, đã; thay hết ý bằng từ khác chỉ mức độ như rất.
b) Thay vống lên bằng quá mức thực tế, thay đến mức vô tội vạ bằng một cách tuỳ tiện và bỏ từ như.
c) Câu văn tối nghĩa: cần bỏ các từ khẩu ngữ như sất và viết lại câu.
Câu 30: Xác định những lỗi trong câu (thuộc văn bản viết) sau đây và chữa cho đúng:
Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi một lò nổi tiếng ở đường Nguyễn Văn Cừ Cần Thơ bắt đầu nhận “đơn đặt hàng” tới tấp mà theo lời chủ nhân: “Chắc số lượng tăng gần gấp đôi năm rồi”.
Trả lời:
– Câu văn lộn xộn, ý không mạch lạc, rõ ràng, viết mà như nói. Nhưng nếu nói thì còn có sự hỗ trợ của ngữ cảnh, của giọng điệu, cử chỉ; còn trong văn viết thì không có sự hỗ trợ ấy nên câu văn khó hiểu.
Có thể chữa lại như sau:
Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi được một lò ở đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Cần Thơ đặt hàng tới tấp. Hiện nay lò bánh đó đã đặt hàng với “số lượng chắc gần gấp đôi năm rồi”, theo lời ông chủ lò.