Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 4 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4

VĂN NGHỊ LUẬN (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)

Câu 1: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Đăng Mạnh?

Trả lời

- Tên: Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018) - Tên: Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018)

- Quê quán: Hà Nội - Quê quán: Hà Nội

- Vị trí: Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. - Vị trí: Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Câu 2: Chỉ ra bố cục của văn bản Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ?

Trả lời

- Phần 1: (từ đầu… đến nhạy cảm của mình): Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động - Phần 1: (từ đầu… đến nhạy cảm của mình): Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động

- Phần 2 (tiếp … đến tôi đâu): Hoàn cảnh gia đình là một nguyên nhân tạo nên con người nhạy cảm của Nguyên Hồng - Phần 2 (tiếp … đến tôi đâu): Hoàn cảnh gia đình là một nguyên nhân tạo nên con người nhạy cảm của Nguyên Hồng

- Phần 3 Còn lại: Môi trường sống đã tạo nên “chất dân nghèo” ở tác phẩm của ông - Phần 3 Còn lại: Môi trường sống đã tạo nên “chất dân nghèo” ở tác phẩm của ông

Câu 3: Văn bản đã lý giải lý do tại sao nhà văn Nguyên Hồng là một người dễ xúc động và dễ khóc ?

Trả lời

- Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc: - Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc:

+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt. + Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt.

+ Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước. + Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.

+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. + Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.

+ Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật + Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật

Câu 4: Thuở thơ ấu của nhà văn diễn ra như thế nào ?

Trả lời

- Hoàn cảnh: - Hoàn cảnh:

+ Mồ côi cha từ năm 12 tuổi. + Mồ côi cha từ năm 12 tuổi.

+ Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa. + Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa.

+ Sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng. + Sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng.

→ Vì cảnh ngộ éo le, gia đình chồng khinh ghét nên mẹ không hay gần gũi Hồng.

Câu 5: Những chi tiết nào miêu tả sự cô đơn và bị khinh ghét ?

Trả lời

- Sự cô đơn, bị khinh ghét: - Sự cô đơn, bị khinh ghét:

+ Không được gần mẹ. + Không được gần mẹ.

+ "Giá ai cho tôi 1 xu nhỉ?", "Đi học một mình", "Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!". + "Giá ai cho tôi 1 xu nhỉ?", "Đi học một mình", "Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!".

→ Thiếu thốn, khao khát cả vật chất lẫn tình thương nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh.

Câu 6: Tác phẩm đã lý giải tại sau chất nghèo và yêu thương người lao động đã thấm sâu vào văn chương của Nguyên Hồng ?

Trả lời

+ Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã. + Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã.

+ Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị. + Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị.

- Tạo nên "chất dân nghèo, chất lao động": - Tạo nên "chất dân nghèo, chất lao động":

+ Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió. + Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.

+ Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống,... + Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống,...

→ Chất dân nghèo, lao động thấm sâu vào văn chương ông

Câu 7: Tóm tắt lại tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao theo cách hiểu của em ?

Trả lời

Khi phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: hai câu đầu là hình ảnh cánh đồng, hai câu cuối là hình ảnh cô gái thăm đồng. Tuy nhiên, không hoàn toàn tách biệt như vậy bởi vì ngay từ hai câu đầu: hình ảnh cô gái ra thăm đồng đã hòa quyện với vẻ đẹp của cánh đồng, từ ngữ “bát ngát mênh mông” cũng được đảo lại và trước đó cô gái đã miêu tả chỗ đứng, cách quan sát cánh đồng của mình. Nhờ hai câu thơ đầu không có chủ ngữ, cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng đã lan truyền sang ta một cách tự nhiên. Ở hai câu thơ cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng”  và liên hệ với bản thân mình. Hình ảnh chẽn lúa tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì, căng tràn sức sống.

Câu 8: Đoạn đầu của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao được tác giả miêu tả như thế nào?

Trả lời

- Tác giả mở đầu bằng việc trích bài ca dao.  - Tác giả mở đầu bằng việc trích bài ca dao. → Cách vào đề trực tiếp.

- Nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao: - Nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao:

+ Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng.  + Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. → Đều được miêu tả rất hay.

+ Cái hay: cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác. + Cái hay: cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác.

→ Khẳng định bài ca dao đẹp, hay riêng biệt.

Câu 9: Phân tích hai câu đầu bài ca dao ?

Trả lời

- Cả 2 câu đều không có chủ ngữ.  - Cả 2 câu đều không có chủ ngữ.

→ Người nghe đồng cảm, như cùng cô gái đi thăm đồng, cùng vị trí đứng và ngắm nhìn.

- Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên. - Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên.

→ Cảm giác như chính bản thân cảm nhận và nói lên.

→ Cái nhìn khái quát cảnh vật.

- Nghệ thuật: - Nghệ thuật:

+ Điệp từ, điệp cấu trúc "đứng bên ni đồng", "đứng bên tê đồng", "ngó", "bát ngát", "mênh mông". + Điệp từ, điệp cấu trúc "đứng bên ni đồng", "đứng bên tê đồng", "ngó", "bát ngát", "mênh mông".

+ Đảo ngữ. + Đảo ngữ.

Câu 10: Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ về thành ngữ mà em biết ?

Trả lời:

Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ: “Ăn trắng, mặc trơn”, “Ăn trên, ngồi trốc”, “Dốt đặc cán mai”, “Cá bể, chim ngàn” “Bụng đói, cật rét”

Câu 11: Tục ngữ là gì ? Cho ví dụ về tục ngữ mà em biết ?

Trả lời:

 Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán.. Tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh. Có thể nói một cách hình ảnh: thành ngữ ngang hàng với từ.

 “Chó cắn áo rách”, “Bệnh quỷ thuốc tiên”, “Người chửa, cửa mả”…

Câu 12: Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ “Con Rồng cháu Tiên”

Trả lời:

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng  u Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc Thần đã tìm đến thăm.  u Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau trở thành vợ chồng.  u Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô mạnh khỏe. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển -  u Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo  u Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Câu 13: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:

Tài cao đức trọng.

Tài hèn đức mọn.

Trả lời:

- Vua Nguyễn Huệ từ xưa đã nổi tiếng là một vị vua tài cao đức trọng - Vua Nguyễn Huệ từ xưa đã nổi tiếng là một vị vua tài cao đức trọng

- Hắn chỉ có chút tài hèn sức mọn thôi, có gì cần đến hắn chứ! - Hắn chỉ có chút tài hèn sức mọn thôi, có gì cần đến hắn chứ!

Câu 14: Theo em những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động

Câu 15: Viết một đoạn văn phân tích một câu thành ngữ/tục ngữ/ca dao mà em yêu thích ?

Trả lời:

Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn” nói đến bài học về lòng biết ơn. Xét về nghĩa đen, “uống nước” là uống, thưởng thức dòng nước mát; còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. Xét về nghĩa bóng, “uống nước” là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” là biết ơn, nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Từ đó, câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ con người sống cần có lòng biết ơn, trọng tình nghĩa. Chúng ta cần hiểu rằng mọi thành quả mà con người được hưởng đều được tạo ra từ mồ hôi, công sức lao động. Từ đó, bản thân luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một người có ích cho xã hội. Có thể thấy, những câu tục ngữ tuy ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng lời khuyên sâu sắc, giá trị.

Câu 16: Theo em hiểu thì anh hùng là gì? Và thường xuất hiện ở trong những thể loại văn học nào

Trả lời:

Anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kỳ vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi.

Câu 17: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Khẳng định Thánh Gióng thuộc loại tác phẩm hay nhất thuộc chủ đề đánh giặc giữ nước. Sự ra đời kì lạ của Gióng, nhân dân muốn nhân vật có xuất thân phi thường kỳ lạ thì tất lẽ sẽ lập nên những chiến công kỳ lạ. Gióng lớn lên cũng rất kì lạ, Gióng lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của nhân dân chứng tỏ Gióng không còn là con của một bà mẹ mà là con của toàn thể dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh của toàn dân tộc ta. Khi Gióng vươn vai ra trận, cái vươn vai phát triển của Gióng thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của cả dân tộc khi đất nước có giặc ngoại xâm. Khi ra trận Gióng đánh giặc bằng văn hóa của dân tộc Việt Nam từ roi sắt, gậy sắt, ngựa sắt, cụm tre. Hình ảnh Gióng đánh giặc xong bay lên trời để thể hiện sự phi thường, bất tử của Gióng, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước của nhân dân.

Câu 18: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Thánh Gióng ?

Trả lời:

Qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị đã chứng minh rằng Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc.

Câu 19: Thánh Gióng ra đời như thế nào ?

Trả lời:

- Mẹ Gióng mang thai Gióng không bình thường: ướm chân mang thai, thai 12 tháng. - Mẹ Gióng mang thai Gióng không bình thường: ướm chân mang thai, thai 12 tháng.

- Nêu ra những sự ra đời kì lạ khác như Gióng trong truyện cổ dân gian (Lê Lợi, Nguyễn Huệ). - Nêu ra những sự ra đời kì lạ khác như Gióng trong truyện cổ dân gian (Lê Lợi, Nguyễn Huệ).

- Ý nghĩa sự ra đời kì lạ: Khiến nhân vật trở nên phi thường; thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kỳ lạ. - Ý nghĩa sự ra đời kì lạ: Khiến nhân vật trở nên phi thường; thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kỳ lạ.

Câu 20: Khi có giặc đến Thánh Gióng đã như thế nào ?

Trả lời:

- Sự vươn vai liên quan đến mô típ truyền thống: người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công.  - Sự vươn vai liên quan đến mô típ truyền thống: người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công. → Tượng đài bất hủ về sự trưởng thành, hùng khí, tinh thần trước thế nước lâm nguy.

- Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng.  - Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng. → Tất cả sức mạnh, ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay