Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 9 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 9 Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 9

TRUYỆN (TRUYỆN NGẮN)

Câu 1: Hình ảnh những chim non biểu tượng cho điều gì  ?

Trả lời:

- Chim chích bông non: là biểu tượng cho sự non nớt, hồn nhiên, yếu đuối, mong manh, sức chống cự yếu ớt.  - Chim chích bông non: là biểu tượng cho sự non nớt, hồn nhiên, yếu đuối, mong manh, sức chống cự yếu ớt.

→ Gợi liên tưởng đến người con và người bố trong thời thơ ấu được hồi tưởng lại.

→ Mầm non, cần được nâng niu, chăm sóc, che chở và giáo dục.

Câu 2: Chim mẹ giúp em liên tưởng đến điều gì trong câu chuyện ?

Trả lời:

Chim mẹ: là biểu tượng cho sự trưởng thành, lòng yêu thương con. → Gợi liên tưởng đến ông nội và người bố. → Những người trưởng thành, có tấm lòng yêu thương, có những trải nghiệm và bài học, giáo dục và hướng dẫn lớp sau phát triển.

=> Những chú chim còn là biểu hiện cho sự tự do, yên bình, hòa bình.

Câu 3: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Chích bông ơi !

Trả lời:

Chích bông ơi! là tác phẩm đã để lại nhiều suy ngẫm cho chúng ta. Sau khi đọc xong văn bản, em cảm nhận được những chú chim xuất hiện trong truyện không những mang đến cho chúng ta bài học về tình yêu thương muôn vật mà còn là biểu tượng muôn màu cho cuộc sống. Những chú chim trên đoạn đường bay đi tìm mồi bị mắc vào những bụi gai và bị thương, đây chính là biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mỗi con người. Để trưởng thành con người phải vượt qua những thử thách ấy. Chim chích bông non bị cậu bé Dế Vần bắt đi vì còn yếu ớt và không đủ sức bay đi. Chúng chính là biểu tượng cho sự non nớt, hồn nhiên, yếu đuối cũng giống như trẻ thơ. Đây là những mầm non, cần được nâng niu, chăm sóc, che chở và giáo dục. Cha mẹ của chim chính là biểu tượng cho sự trưởng thành, lòng yêu thương con. Gợi liên tưởng đến ông nội và người bố trong câu chuyện. Những người trưởng thành, có tấm lòng yêu thương, có những trải nghiệm và bài học, giáo dục và hướng dẫn lớp sau phát triển. Có thể nói hình ảnh những chú chim xuất hiện trong truyện là hình ảnh độc đáo và gợi lên cho chúng ta nhiều bài học trong cuộc sống.

Câu 4: Trạng ngữ là gì ? Có mấy loại trạng ngữ ? Và chi ví dụ về trạng ngữ ?

Trả lời

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu được sử dụng với mục đích bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ thường trả lời cho các câu hỏi sau: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Thông thường giữa trạng ngữ và các thành phần chính của câu thường được ngăn cách bằng dấu phẩy (khi viết), hoặc ngắt quãng (khi nói).

Các loại trạng ngữ:

- Trạng ngữ chỉ thời gian - Trạng ngữ chỉ thời gian

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn - Trạng ngữ chỉ nơi chốn

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

-Trạng ngữ chỉ mục đích -Trạng ngữ chỉ mục đích

- Trạng ngữ chỉ phương tiện - Trạng ngữ chỉ phương tiện

Ví dụ:

- Trước cổng trường, từng tốp em nhỏ xíu tít ra về. Trong câu này, "trước cổng trường" là trạng ngữ chỉ nơi chốn. - Trước cổng trường, từng tốp em nhỏ xíu tít ra về. Trong câu này, "trước cổng trường" là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 5: Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết tên các loại trạng ngữ

  • a. Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm ngoại
  • b. Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về
  • c. Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả
  • d. Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

e. Với giọng nói từ tốn, bà kể cho em nghe về tuổi thơ của bà.

Trả lời

a. Trạng ngữ trong câu là: Thỉnh thoảng. Đây là loại trạng ngữ chỉ thời gian

b. Trạng ngữ trong câu là: trước cổng trường. Đây là loại trạng ngữ chỉ nơi chốn

c. Trạng ngữ trong câu là: vì muốn mẹ đỡ vất vả. Đây là loại trạng ngữ chỉ nguyên nhân

d. Trạng ngữ trong câu là: để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đây là loại trạng ngữ chỉ mục đích

e. Trạng ngữ trong câu là: với giọng nói từ tốn. Đây là loại trạng ngữ chỉ phương tiện

Câu 6: Điền thành phần trạng ngữ thích hợp vào ô trống và chỉ ra đó là loại trạng ngữ gì?

1.    …………., các em học sinh được nghỉ học.

2.    …………., thành tích của em luôn đứng thứ nhất.

3.    …………., Nam đụng xe vào hàng rào.

4.    …………., bà ôm em mỗi ngày.

5.    …………., lá vàng rụng đầy sân.

6.    …………., học sinh chạy ào ra sân trường để chơi đuổi bắt, đá cầu, nhảy dây.

7.    …………., em đã thức khuya học bài.

Trả lời

1.    Vì mưa lũ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)/Hôm nay là chủ nhật (trạng ngữ chỉ thời gian)

2.    Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)/Ở lớp (trạng ngữ chỉ nơi chốn)

3.    Vì không tập trung (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

4.    Với vòng tay ấm áp (trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức)/ Vì thương em (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

5.    Mùa thu tới (trạng ngữ chỉ thời gian)

6.    Giờ ra chơi (trạng ngữ chỉ thời gian)

7.    Để đạt được điểm cao bài thi sáng mai (trạng ngữ chỉ mục đích)

Câu 7: Các em hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định đó là loại trạng ngữ gì?

1.    Ở thế giới thần tiên, những nàng công chúa đều thật là xinh đẹp và duyên dáng.

2.    Mỗi khúc giao mùa, gia đình em đều dễ bị cúm vặt.

3.    Với sự đồng lòng và quyết tâm, đội của em đã chiến thắng giải đấu.

4.    Ở miền Nam, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Trả lời

1.    “Ở thế giới thần tiên” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

2.    ”Mỗi khúc giao mùa” là trạng ngữ chỉ thời gian.

3.    “Với sự đồng lòng và quyết tâm” là trạng ngữ chỉ cách thức.

4.    “Ở miền Nam” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 8: Thể loại câu chuyện Bức tranh của em gái tôi là gì ?

Trả lời:

 Thể loại: Truyện ngắn

Câu 9: Câu chuyện Bức tranh của em gái tôi có thể chia bố cục như thế nào ?

Trả lời:

+ Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện + Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện

+ Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giải”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh + Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giải”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh

+ Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái + Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái

Câu 10: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi ?

Trả lời:

+ Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật + Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

Câu 11: Tính cách trước đây của anh trai đối với Kiều Phương là gì ?

Trả lời:

- Thường tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà. - Thường tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.

- Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con. Mỗi khi nói với em, cậu hay trêu chọc, châm biếm. - Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con. Mỗi khi nói với em, cậu hay trêu chọc, châm biếm.

- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, bố mẹ vui mừng, riêng cậu ta lại buồn vì ganh tị và tủi thân. - Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, bố mẹ vui mừng, riêng cậu ta lại buồn vì ganh tị và tủi thân.

- Em gái tham dự cuộc thi  vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất, sung sướng ôm cổ anh trai để chia sẻ thì bị lạnh lùng gạt ra. - Em gái tham dự cuộc thi  vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất, sung sướng ôm cổ anh trai để chia sẻ thì bị lạnh lùng gạt ra.

- Em vui vẻ mời anh đi dự lễ trao giải thưởng, anh tỏ ra không mặn mà gì. - Em vui vẻ mời anh đi dự lễ trao giải thưởng, anh tỏ ra không mặn mà gì.

Câu 12: Thái độ của anh trai đã thay đổi thế nào khi đứng trước bài vẽ của em mình trong cuộc thi ?

Trả lời:

Đứng trước bức tranh vẽ chính mình người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ tột cùng. “Trong mắt em mình lại hoàn hảo đến vậy ư?” Người anh xấu hổ vì đã cáu giận với em, xấu hổ vì thói đố kỵ và xấu hổ trước sự trong sáng, tấm lòng bao dung, nhân hậu em dành cho mình. Để rồi khi mẹ hỏi, cậu đã nói: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Câu nói đầy xúc động và chân thật, đó cũng là lúc người anh hiểu được những lỗi lầm của mình, hiểu được tấm lòng em gái dành cho mình.

Câu 13: Em có nhận xét gì về tính cách của cô bé Kiều Phương ?

Trả lời:

- Say mê vẽ, có năng khiếu vẽ. - Say mê vẽ, có năng khiếu vẽ.

- Hiếu động, thích mày mò, tìm hiểu, sáng tạo. - Hiếu động, thích mày mò, tìm hiểu, sáng tạo.

- Yêu thương anh rất chân thành. - Yêu thương anh rất chân thành.

- Biết anh không thiện cảm với mình nhưng vẫn vui vẻ, muốn chia sẻ với anh niềm sung sướng, hạnh phúc của mình. - Biết anh không thiện cảm với mình nhưng vẫn vui vẻ, muốn chia sẻ với anh niềm sung sướng, hạnh phúc của mình.

- Bức chân dung với dòng chữ nắn nót: Anh trai tôi chứng minh cho tình cảm quý mến mà cô bé dành cho anh. - Bức chân dung với dòng chữ nắn nót: Anh trai tôi chứng minh cho tình cảm quý mến mà cô bé dành cho anh.

Câu 14: Cái kết của câu chuyện được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Đến cuối truyện khi người anh được tặng bức tranh đoạt giải của người em và điều bất ngờ là người trong bức tranh chính là mình thì người anh trai đã thực sự bất ngờ. Và bất ngờ hơn khi trong mắt em gái, mình không đáng ghét mà lại rất đỗi thân thương, với đôi mắt như tỏa ra một thứ ánh sáng lạ. Lúc này bỗng chốc con người cậu trở nên mềm nhũn, cậu bé bất ngờ, hãnh diện và rồi tự thấy xấu hổ. Tâm trạng xấu hổ của người anh lúc này cũng chính là lúc để nhân vật tự thức tỉnh con người ích kỷ của mình. Câu hỏi bỏ lửng “dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến kia ư?” như nói lên sự dằn vặt, sự tỉnh giấc trong con người của cậu bé.

Câu 15: Câu chuyện Điều không tính trước có thể chia bố cục như thế nào ?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu đến “hộp đồ nghề của anh Nghĩa”: nguyên nhân dẫn đến tâm trạng uất ức và muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” - Phần 1: Từ đầu đến “hộp đồ nghề của anh Nghĩa”: nguyên nhân dẫn đến tâm trạng uất ức và muốn đánh nhau của nhân vật “tôi”

- Phần 2: tiếp theo đến ”thế là nó lăn đùng ra đất”: sự chuẩn bị cho cuộc đánh nhau của nhân vật “tôi” cùng đồng bọn - Phần 2: tiếp theo đến ”thế là nó lăn đùng ra đất”: sự chuẩn bị cho cuộc đánh nhau của nhân vật “tôi” cùng đồng bọn

- Phần 3: còn lại: hành động bất ngờ của Nghi và sự giảng hòa của ba đứa trẻ - Phần 3: còn lại: hành động bất ngờ của Nghi và sự giảng hòa của ba đứa trẻ

Câu 16: Tình huống bất ngờ gì đã xảy ra trước trận đánh ấy ?

Trả lời:

So với ý định phục kích,xịt vũ khí hóa học vào thằng Nghị thay vào đó Nghị lại mang theo một cuốn sách luật bóng đá và mời Nghị và Phước đi xem bóng đá

Câu 17: Bài học được rút ra qua tác phẩm Điều không tính trước ở đây là gì ?

Trả lời:

Bài học: Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc không nên lấy bạo lực để giải quyết mọi chuyện.

Câu 18: Thể loại câu chuyện Điều không tính trước là gì ?

Trả lời:

 Thể loại: Truyện ngắn

Câu 19: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Điều không tính trước ?

Trả lời:

- Điều không tính trước in trong tập Út Quyên và tôi, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019. - Điều không tính trước in trong tập Út Quyên và tôi, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.

Câu 20: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay