Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 9 Thực hành tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Đảo ngữ là gì ? Cho ví dụ về đảo ngữ ?
Trả lời:
Đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ, trợ từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, chiều sâu cho lời văn, ý thơ. Tuy nhiên việc thay đổi trật tự từ này không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có của câu, sự thay đổi này chỉ mang dụng ý nghệ thuật, làm tăng tính gợi hình và truyền cảm cho diễn đạt.
Ví dụ:
"Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà"
(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 2: Đảo ngữ có mấy loại ? Cho ví dụ minh họa từng loại ?
Trả lời:
Hình thức của biện pháp đảo ngữ khá đa dạng, chúng ta có thể phân loại đảo ngữ thành hai loại như sau:
- Đảo ngữ các thành phần trong câu
Ví du: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ "Lác đác bên sông rợ mấy nhà" thay vì "Mấy rợ, mấy nhà lác đác bên sông".
- Đảo ngữ các thành tố cụm từ
Ví dụ: Đảo ngữ các thành tố thành "Biếc đồi nương" thay vì "Đồi nướng biếc".
Câu 3 : Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ ?
Trả lời:
Tác dụng chính của biện pháp tu từ đảo ngữ là giúp nhấn mạnh các hình ảnh, sự vật, con người để gây sự chú ý cho người đọc; thể hiện được những cảm xúc, tâm tư giấu kín của người viết, người nói. Ngoài ra đảo ngữ cũng là một biện pháp tu từ cho nên còn có tác dụng tăng sức gợi cảm, gợi hình và sinh động cho câu thơ, câu văn. Thay đổi trật tự câu từ để tạo ra dụng ý nghệ thuật, tạo ra sắc thái tu từ.
THÔNG HIỂU
Câu 4: Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả”
Nếu viết lại “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi là cây ổi cứ ra hoa rồi rụng hết công sức ông chăm sóc đều bằng không.
Câu 5: Cho câu văn sau: Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây”
Phần vị ngữ củ câu văn có gì đặc biệt ? Nêu tác dụng của vị ngữ ?
Trả lời:
Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ. Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.
Câu 6: Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:
"Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.”
Trả lời:
"Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm, vui vẻ ngày thơ ấu."
Câu 7: Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có sử dụng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn đảo ngữ
a, Đằng ca, trong mây mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.
b, Đằng xa trong mây mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.
Trả lời:
Câu văn (b) có dùng biện pháp đảo ngữ, cụ thể đảo vị trí của vị ngữ lên trước chủ ngữ. Tác dụng của câu văn có đảo ngữ: gợi tả rõ bức tranh cảnh vật (khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật binh thường) nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả "bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh
Câu 8: Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ sau
"Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời"
(Quê em - Trần Đăng Khoa)
Trả lời:
Các từ "xanh mát" ở trong câu thơ thứ ba và "trắng" ở trong câu thơ thứ tư; các tính từ này thường được diễn đạt như sau: bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng. Cách diễn đạt đảo ngữ "xanh mát bóng cây"; "trắng cánh buồm" ; làm cho hai tính từ được chuyển loại "xanh mát", "trắng" mang đặc điểm của động từ có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc cho người đọc.
Câu 9: Nêu tác dụng việc đảo ngữ traong câu thơ sau “ Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoảng thoảng đâu đây”?
Trả lời:
- Vây quanh em một biển lúa vàng
- thoảng thoảng đâu đây hương lúa chín
Những cụm từ gợi hình, gợi được đặt lên đầu câu, có tác dụng nhấn mạnh vào những thành phần đảo, tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc, khiến cho câu văn thêm sinh động.
VẬN DỤNG
Câu 10: Hãy chỉ ra biện pháp đảo ngữ được dùng trong đoạn thơ dưới đây. Thử so sánh với cách diễn đạt thông thường (không đảo ngữ) để thấy rõ tác dụng của biện pháp đảo ngữ.
“Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương…”
Tố Hữu
Trả lời:
– Hãy nhận xét về vị trí của những từ ngữ bổ nghĩa cho các danh từ “đường”, “đồng bãi”, “đồi nương”, “nông trại” so với cách diễn đạt thông thường để thấy được biện pháp đảo ngữ được dùng.
– So sánh với cách diễn đạt thông thường (không đảo ngữ) để thấy rõ tác dụng của biện pháp đảo ngữ. Ví dụ: ngọt lịm đường (có đảo ngữ) / đường ngọt lịm (không đảo ngữ) – Cách diễn đạt nào gợi tả, gợi cảm? Nhấn mạnh được điều gì?…
Câu 11: Đọc câu văn sau:
Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.
Nguyễn Tuân
- a) Những từ ngữ in đậm được hiểu là bộ phận làm rõ nghĩa cho danh từ nào trong câu văn trên?
- b) Cách viết câu văn theo lối đảo ngữ như trên giúp nhà văn diễn tả được điều gì?
Trả lời:
- “Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa” – bộ phận định ngữ của danh từ “hoa sấu”.
- b) Viết theo lôì đảo ngữ diễn tả được vẻ đẹp độc đáo, gợi cảm và giàu ý nghĩa của hoa sấu (chuẩn bị cho sự xuất hiện hình ảnh so sánh độc đáo ở cuối câu: như cót gạo nào của khu phô bung vãi ra).
Câu 12. Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ sau:
“Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đẳng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.”
Trần Đăng Khoa
Trả lời:
Từ “xanh mát”, “trắng” trong .câu thơ thứ ba và thứ tư. Các tính từ này thường được diễn đạt như sau : bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng. Cách diễn đạt đảo ngữ (xanh mát bóng cây, trắng cánh buồm) làm cho hai tính từ được chuyển loại (xanh mát, trắng mang đặc điểm của động từ) – có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc.
Câu 13: Đảo ngược vị trí hai bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) của từng câu dưới đây để nhấn mạnh ý cần miêu tả.
- a) Một thế giới ban trắng trời, trắng núi.
- b) Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.
- c) Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.
- d) Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
Trả lời:
- a) Trắng trời, trắng núi, một thế giới ban.
- b) Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi.
- c) Tung tăng trên đồng lúa chín, những cánh cò trắng muốt.
- d) Tấp nập trên đường, những chuyến xe qua.
Câu 14: Dùng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.
- a) Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.
- b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng.
- c) Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
- d) Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.
Trả lời:
- a) Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
- b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên sông một vầng trăng, thiết tha dịu dàng một giọng hò mái đẩy.
- c) Vây quanh em một biển lúa vàng, thoang thoảng đâu đây hương lúa chín.
- d) Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ) có sử dụng ít nhất 1 câu có biện pháp đảo ngữ về chủ đề: tuổi thơ em ?
Trả lời:
Mỗi người đều có cho mình những khoảng trời riêng, những kỉ niệm và kí ức riêng. Những kỉ niệm, kí ức đó vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, đặc biệt là kí ức tuổi thơ. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Mỗi người ai cũng có cho mình những kí ức tuổi thơ, dù vui dù buồn nhưng nó là một phần đáng nhớ theo ta đến suốt cuộc đời và hình thành nên con người của ta. Ký ức tuổi thơ có vai trò quan trọng đối với tinh thần mỗi người. Khi nhớ về những kỷ niệm hạnh phúc, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng quãng thời gian tốt đẹp đã qua đó. Đồng thời, từ những kỷ niệm đẹp đẽ ấy, chúng ta sẽ hiểu bản thân mình trân quý điều gì mà cố gắng gặt hái trong tương lai. Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra, góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu. Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được. Kí ức tuổi thơ không chỉ là kỉ niệm của mỗi người mà nó còn là nguồn gốc làm nên tâm hồn của chính họ, giúp chúng ta biết yêu thương, trân trọng cuộc sống này hơn. Chúng ta khi còn trẻ, còn chung sống, được cha mẹ nuôi nấng, bao bọc hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng như giữ những kí ức tốt đẹp nhất cho mình. Lớn hơn một chút, chúng ta hãy trân trọng những kỉ niệm đó cũng như cố gắng học tập để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn để con cháu đời sau khắc ghi. Thời gian qua đi sẽ không lấy lại được, kỉ niệm sẽ theo chúng ta đến hết đời. Hãy luôn trân trọng và khắc ghi những kỉ niệm đó và sống tốt hơn mỗi ngày để cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.