Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 9 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 9 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 9. NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN (PHẦN 2)

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Lẵng quả thông?

Trả lời:

Pao-tốp-xơ-ki (1892-1968), tên đầy đủ của ông là Công-xơ-tan-tin Gi-ô-rơ-gi-e-vich Pao-tốp-xơ-ki (Konstantin Paustovsky)

- Ông sinh tại thành phố  - Ông sinh tại thành phố Moskva của Đế quốc Nga

- Hoàn cảnh gia đình: Bố ông là một nhân viên đường sắt gốc  - Hoàn cảnh gia đình: Bố ông là một nhân viên đường sắt gốc CossackZaporizhia, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình trí thức người Ba Lan vì vậy gia đình nhà Paustovsky sử dụng cùng lúc ba thứ tiếng, tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Ukraina. Konstantin lớn lên ở Ukraina, ông học trung học tại Kiev và là bạn cùng lớp của Mikhail Bulgakov. Học được một thời gian thì bố của Paustovsky rời bỏ gia đình và ông phải đi làm gia sư thêm để có tiền ăn học.

Câu 2: Phong cách nghệ thuật và các tác phẩm tiêu biểu của tác giả Lẵng quả thông?

Trả lời:

- Phong cách nghệ thuật: - Phong cách nghệ thuật:

+ Các tác phẩm của Pao-tốp-xơ-ki chinh phục người đọc bằng lối viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ. + Các tác phẩm của Pao-tốp-xơ-ki chinh phục người đọc bằng lối viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ.

+ Truyện của ông đánh thức trong chúng ta những rung động tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn nhân hậu của con người Nga. + Truyện của ông đánh thức trong chúng ta những rung động tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn nhân hậu của con người Nga.

- Các tác phẩm được dịch ra tiếng Việt: - Các tác phẩm được dịch ra tiếng Việt:

Truyện ngắn Pauxtốpxki, Hà Nội, 1962.

Mưa trong bình minh, Đỗ Khánh Hoan dịch Sài Gòn.

Gió Bốn Phương xuất bản, 1966.

Chiếc nhẫn bằng thép, Nguyễn Thuỵ Ứng và Vũ Quỳnh dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Kim Đồng, 1973.

Vịnh mõm đen, Nguyễn Hải Hà dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên, 1978 (Vịnh Kara-Bugaz, Кара-Бугаз, 1932)

Câu 3: Thể loại của văn bản Lẵng quả thông? 

Trả lời:

Thể loại: Truyện ngắn

Câu 4: Nêu xuất xứ của tác phẩm Lẵng quả thông?

Trả lời:

Trích Chiếc nhẫn bằng thép Nguyễn Thuỵ Ứng và Vũ Quỳnh dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Kim Đồng

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Lẵng quả thông?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 6: Ngôi kể chuyện của văn bản Lẵng quả thông? 

Trả lời:

Ngôi kể thứ 3

Câu 7: Xuất xứ và hoàn cảnh của Và tôi nhớ khói?

Trả lời

In trong tập Tôi đã trở về trên núi cao, NXB Hội nhà văn, 2018

Câu 8: Phương thức biểu đạt của tác phẩm Và tôi nhớ khói?

Trả lời

Phương thức biểu đạt: Tự sự 

Câu 9: Ngôi kể của văn bản của tác phẩm Và tôi nhớ khói?

Trả lời

Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 1

Câu 10: Tóm tắt tác phẩm theo cách hiểu của em Và tôi nhớ khói?

Trả lời

Hình ảnh ngọn khói từ bếp lửa quê hương in sâu vào trong tâm trí của tác giả. Ngọn khói gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân. Ngọn khói mang theo những mơ ước bình dị về bữa cơm thân mật bên gia đình. Ngon khói biết chia sẻ cùng những niềm vui, nỗi buồn của từng gia đình. Hơn hết, ngọn khói là kí ức không thể nào quên trong mỗi con người.

Câu 11: Nêu bố cục của tác phẩm Và tôi nhớ khói?

Trả lời

Đoạn 1: Từ đầu đến “bay lên trên mái nhà”: Ngọn khói quen thuộc với làng quê

Đoạn 2: Còn lại: Ngọn khói như một nhân vật quan trọng xuất hiện trong mọi phương diện của cuộc sống con người.

Câu 12 Tóm tắt lại câu chuyện cô bé bán diêm?

Trả lời

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn: mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ em đang ở đó chờ.

Câu 13: Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm Cô bé bán diêm?

Trả lời

+ Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc. + Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.

Câu 14: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Cô bé bán diêm?

Trả lời

+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí. + Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí.

+ Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. + Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

+ Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập + Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập

 

Câu 15: Em có cảm nhận thì về tình cảnh của cô bé bán diêm trong đêm đông giao thừa đó?

Trả lời

Đó là nỗi nỗi xót xa, thương cảm và yêu thương, trân trọng dành cho cô bé còn nhỏ, đáng lẽ phải được nhận những sự yêu thương từ gia đình. Thay vì phải đi bán diêm vào đêm giao thừa, đem đoàn viên nhưng em lại chỉ có một mình trong trời đông giá rét

Câu 16: Nếu câu văn  “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả”

Nếu viết lại  “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi là cây ổi cứ ra hoa rồi rụng hết công sức ông chăm sóc đều bằng không.

 

Câu 17: Cho câu văn sau: Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây”

Phần vị ngữ củ câu văn có gì đặc biệt ? Nêu tác dụng của vị ngữ ?

Trả lời:

Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.  Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.

Câu 18: Nêu tác dụng việc đảo ngữ traong câu thơ sau “ Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoảng thoảng đâu đây”?

Trả lời:

·       Vây quanh em một biển lúa vàng

·       thoảng thoảng đâu đây hương lúa chín

Những cụm từ gợi hình, gợi được đặt lên đầu câu, có tác dụng nhấn mạnh vào những thành phần đảo, tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc, khiến cho câu văn thêm sinh động.

Câu 19: Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ sau:

“Bên này là núi uy nghiêm

Bên kia là cánh đẳng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.”

Trần Đăng Khoa

Trả lời:

Từ “xanh mát”, “trắng” trong .câu thơ thứ ba và thứ tư. Các tính từ này thường được diễn đạt như sau : bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng. Cách diễn đạt đảo ngữ (xanh mát bóng cây, trắng cánh buồm) làm cho hai tính từ được chuyển loại (xanh mát, trắng mang đặc điểm của động từ) – có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc.

Câu 20: Đảo ngược vị trí hai bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) của từng câu dưới đây để nhấn mạnh ý cần miêu tả.

a) Một thế giới ban trắng trời, trắng núi.

b) Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.

c) Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.

d) Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.

Trả lời:

a) Trắng trời, trắng núi, một thế giới ban.

b) Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi.

c) Tung tăng trên đồng lúa chín, những cánh cò trắng muốt.

d) Tấp nập trên đường, những chuyến xe qua.

Câu 21:  Dùng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.

a) Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.

b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng.

c) Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.

d) Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.

Trả lời:

a) Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.

b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên sông một vầng trăng, thiết tha dịu dàng một giọng hò mái đẩy.

c) Vây quanh em một biển lúa vàng, thoang thoảng đâu đây hương lúa chín.

d) Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ.

Câu 22: Cây ổi trong kí ức tuổi thơ của Bum như thế nào ?

Trả lời:

- Cây ổi do ông nội trồng khi mẹ Bum đang mang bầu, ông trồng cây vì muốn sau này Bum có cái để leo trèo giống bố nó ngày xưa. - Cây ổi do ông nội trồng khi mẹ Bum đang mang bầu, ông trồng cây vì muốn sau này Bum có cái để leo trèo giống bố nó ngày xưa.

- Nhưng phụ công chăm sóc của ông mấy năm trời cây ổi chẳng hề ra quả, mẹ đã có ý định sẽ chặt nó đi vì nó là cây ổi “điếc”. - Nhưng phụ công chăm sóc của ông mấy năm trời cây ổi chẳng hề ra quả, mẹ đã có ý định sẽ chặt nó đi vì nó là cây ổi “điếc”.

- Thế rồi một ngày kia cây ổi đã ra trái rất thơm ngon. Bum hào hứng gọi các bạn đến nhà vừa cùng nhau leo trèo cùng nhau ăn những trái ổi thơm ngon. - Thế rồi một ngày kia cây ổi đã ra trái rất thơm ngon. Bum hào hứng gọi các bạn đến nhà vừa cùng nhau leo trèo cùng nhau ăn những trái ổi thơm ngon.

 

Câu 23: Tại sao Bum lại có kí ức đặc biệt với cây ổi như thế ?

Trả lời:

 Ông nội nghĩ đến việc trồng cây ổi cho Bum từ khi chưa chào đời. Từ lúc mẹ còn mang bầu Bum. Điều này thể hiện tình cảm yêu thương của ông với Bum. Cây ổi đánh dấu một kỷ chào mừng Bum chào đời. Ngoài ra cây ổi đã trở thành một kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên với Bum. Ở đó có bạn bè thân thiết, có ông nội ngồi chiếc ghế đẩu vừa nghe đài vừa canh chừng lũ trẻ. Những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ Bum đề có sự xuất hiện cuả hình ảnh cây ổi

Câu 24: Tìm hiểu về tác giả của Con muốn lấy một cái cây?

Trả lời:

- Nhà văn Võ Thu Hương sinh năm 1983, quê quán Nghệ An, hiện nay đang sống tại TP.HCM. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - Báo chí Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM.  - Nhà văn Võ Thu Hương sinh năm 1983, quê quán Nghệ An, hiện nay đang sống tại TP.HCM. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - Báo chí Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM. 

- Nhà văn Võ Thu Hương là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM - Nhà văn Võ Thu Hương là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM

-  Nữ tác giả có mặt ở cả sách Tiếng Việt 2 và Ngữ văn 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục Việt Nam, 2021) - Nữ tác giả có mặt ở cả sách Tiếng Việt 2 và Ngữ văn 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

- Phong cách nghệ thuật: Văn học thiếu nhi là đề tài mà Thu Hương theo đuổi lâu dài, bền bỉ nhất. Trong số 13 cuốn sách đã in của chị thì có tới 8 cuốn sách thiếu nhi.  - Phong cách nghệ thuật: Văn học thiếu nhi là đề tài mà Thu Hương theo đuổi lâu dài, bền bỉ nhất. Trong số 13 cuốn sách đã in của chị thì có tới 8 cuốn sách thiếu nhi. 

Câu 25: Giá trị nội dung của tác phẩm Và tôi nhớ khói?

Trả lời

- Tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm. - Tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.

Câu 26: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ ) về hình ảnh khói trong tác phẩm “Và tôi nhớ khói “?

Trả lời

Tùy bút "Và tôi nhớ khói" là những cảm nhận sâu sắc và chân thực của nhân vật tôi về hương vị quê hương, đặc biệt là làn khói tỏa đã vun đầy cả khoảng trời ấu thơ của tác giả. Khói bếp rất gần gũi, thân thiết với những con người nông thôn phải xa quê. Trong hồi ức của nhân vật tôi, khói bếp ấy ấp iu, mang theo những bữa cơm bình dị ấm áp, khói bếp ấy bay lên để gọi đám trẻ trở về sau mỗi buổi chăn trâu, khói bếp ấy biết buồn cùng người dân khi bão lũ ùa về, khói bếp còn biết nhảy nhót reo vui khi có em bé chào đời giữa những ngày đông buốt giá. Có thể nói, trong cảm nhận tinh tế của nhân vật tôi, khói bếp đã hiện lên với đầy đủ sắc thái, tính cách, linh hồn giống như con người miền núi với tình yêu thương bình dị và sâu lắng. Tóm lại, khói bếp vừa là hình ảnh thực đồng thời là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm và thể hiện chủ đề của văn bản này.

Câu 27: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ) có sử dụng ít nhất 1 câu có biện pháp đảo ngữ về chủ đề: tuổi thơ em ?

Trả lời:

Mỗi người đều có cho mình những khoảng trời riêng, những kỉ niệm và kí ức riêng. Những kỉ niệm, kí ức đó vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, đặc biệt là kí ức tuổi thơ. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Mỗi người ai cũng có cho mình những kí ức tuổi thơ, dù vui dù buồn nhưng nó là một phần đáng nhớ theo ta đến suốt cuộc đời và hình thành nên con người của ta. Ký ức tuổi thơ có vai trò quan trọng đối với tinh thần mỗi người. Khi nhớ về những kỷ niệm hạnh phúc, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng quãng thời gian tốt đẹp đã qua đó. Đồng thời, từ những kỷ niệm đẹp đẽ ấy, chúng ta sẽ hiểu bản thân mình trân quý điều gì mà cố gắng gặt hái trong tương lai. Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra, góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu. Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được. Kí ức tuổi thơ không chỉ là kỉ niệm của mỗi người mà nó còn là nguồn gốc làm nên tâm hồn của chính họ, giúp chúng ta biết yêu thương, trân trọng cuộc sống này hơn. Chúng ta khi còn trẻ, còn chung sống, được cha mẹ nuôi nấng, bao bọc hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng như giữ những kí ức tốt đẹp nhất cho mình. Lớn hơn một chút, chúng ta hãy trân trọng những kỉ niệm đó cũng như cố gắng học tập để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn để con cháu đời sau khắc ghi. Thời gian qua đi sẽ không lấy lại được, kỉ niệm sẽ theo chúng ta đến hết đời. Hãy luôn trân trọng và khắc ghi những kỉ niệm đó và sống tốt hơn mỗi ngày để cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.

Câu 28: Tóm tắt lại tác phẩm Lẵng quả thông?

Trả lời:

Đa- ni đi xem buổi hòa nhạc ngoài trời ở công viên thành phố cùng cô Mac-đa và chú Nin-xơ. Tại đây cô vô cùng bất ngờ, xúc động, khi được thưởng thức bản nhạc của nhà soạn nhạc tài ba E-đơ-va Gờ ríc viết tặng mình, là món quà mà mười năm trước ông hứa sẽ tặng cô. Cô vô cùng biết ơn và trân trọng món quà này nó đã mở ra cho cô biết bao điều kì diệu đẹp đẽ giúp cô yêu thương và trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.

 

Câu 29: Nêu bố cục của tác phẩm Lẵng quả thông?

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “như những giấc mộng”: Đa – ni chuẩn bị đi xem buổi hòa nhạc cùng cô Mac -đa và chú Nin – xơ

Đoạn 2: Còn lại: Đa-ni bất ngờ với món quà nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng mình.

Câu 30: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Lẵng quả thông? 

Trả lời:

- Ca ngợi giá trị đích thực của âm nhạc, mở ra cho ta niềm tin yêu hạnh phúc với cuộc sống. Âm nhạc có tác dụng gắn kết con người với nhau, giúp chúng ta biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia. - Ca ngợi giá trị đích thực của âm nhạc, mở ra cho ta niềm tin yêu hạnh phúc với cuộc sống. Âm nhạc có tác dụng gắn kết con người với nhau, giúp chúng ta biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay