Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Bếp lửa

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Bếp lửa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

VĂN BẢN 2: BẾP LỬA
(16 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Bằng Việt?

Trả lời:

- Bằng Việt sinh năm 1941.

- Thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

Câu 2: Thể loại tác phẩm?

Trả lời:

- Tác phẩm thuộc thể loại: thơ tự do

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?

Trả lời:

- Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga.

- In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

Câu 4: Phương thức biểu đạt?

Trả lời:

Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

Câu 6: Nhan đề có ý nghĩa gì?

Trả lời:

2.THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?

Trả lời:

Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với con người Việt Nam. Nó là kỉ niệm ấu thơ giữa tác giả và người bà. Bếp lửa cũng là hình ảnh biểu tượng cho sự chăm sóc, yêu thương mà người bà dành cho cháu. Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

Câu 3: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn điều gì?

Trả lời:

Câu 4: Hình ảnh tưởi thơ nhiều gian khổ, nhọc nhằn được miêu tả qua hình ảnh nào?

Trả lời:

Câu 5: Phân tích hình ảnh gian khổ của thời kì kháng chiến có trong bài thơ?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Kỉ niệm của người cháu về hình ảnh quê hương như thế nào?

Trả lời:

+ Thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” → hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh.

+ Sự cưu mang, đùm bọc của xóm làng đối với hai bà cháu.

+ Cụm từ “vẫn vững lòng” và những lời dặn dò của bà: Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên → đức hi sinh, sự nhẫn nại, mạnh mẽ, kiên cường của bà.

→ Bà không chỉ là chỗ dựa cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Tình cảm bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Câu 2: Tác giả có những suy ngẫm như thế nào về hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa?

Trả lời:

Câu 3: Tình cảm của cháu dành cho bà khi đã khôn lớn là gì?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn phân tích tác phẩm Bếp lửa?

Trả lời:

I. Mở bài:

Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt, được sáng tác vào năm 1963, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của tác giả khi ông là sinh viên du học tại Liên Xô. Tác phẩm không chỉ là một bức tranh về quê hương, mà còn là một tấm gương tinh thần về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình yêu thương và biết ơn sâu sắc mà người cháu dành cho bà.

II. Thân bài:

Phân tích:

Hình ảnh bếp lửa và kí ức tuổi thơ:

Bếp lửa không chỉ là nơi nấu nướng, mà còn là trái tim của gia đình, nơi chứa đựng những kí ức đẹp và đắng cay của tuổi thơ.

Từ hình ảnh bếp lửa, chúng ta được đưa vào không gian nhỏ bé nhưng ấm áp của quê hương, nơi mà tình thân và tình yêu thương trỗi dậy mỗi ngày.

Hồi tưởng về thời gian sống bên bà:

Cuộc sống nhọc nhằn trong thời kỳ chiến tranh là bối cảnh mà bài thơ tạo ra.

Những hình ảnh về sự hy sinh và tình thương của người bà được vẽ nên một cách sống động và chân thực, làm cho độc giả hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người dân bản xứ trong những thời kỳ khó khăn.

Suy ngẫm về tình cảm của người cháu:

Bên cạnh việc kể lại những kí ức và hình ảnh về bà, người cháu còn thể hiện sự biết ơn và tình yêu thương mãnh liệt đối với bà.

Bếp lửa không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là biểu tượng cho tình thương và sự hi sinh của người bà, là nguồn cảm hứng và sức mạnh cho người cháu trong hành trình sống.

III. Kết bài:

Bài thơ "Bếp lửa" không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tấm gương sáng về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương. Qua những hình ảnh và kí ức về bếp lửa, chúng ta được nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình và những giá trị văn hóa truyền thống. Bài thơ là một lời tri ân sâu sắc đối với người bà, đồng thời là một lời nhắc nhở về tình yêu thương và biết ơn đối với quê hương, đất nước.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay