Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Mùa xuân nho nhỏ

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Mùa xuân nho nhỏ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 CTST.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 1: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

VĂN BẢN 1: MÙA XUÂN NHO NHỎ
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả

Trả lời:

- Thanh Hải (1930 – 1980): là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. 

- Quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

- Ông là tác giả của một số tập thơ thể hiện tình yêu quê hương, vai trò trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.

Câu 2: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết theo thể thơ gì? Nêu bố cục bài thơ

Trả lời: 

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết theo thể thơ 5 chữ. Bài thơ bao gồm 4 phần chính

- Khổ thơ số 1: Cảm xúc của tác giả trước sự xuất hiện mùa xuân thiên nhiên đất nước, con người

- Khổ thơ số 2 và số 3: Cảm xúc của tác giả về hình ảnh mùa xuân của đất nước

- Khổ thơ số 4 và số 5: Những ước nguyện nho nhỏ của tác giả

- Khổ thơ số 6: Một lời ngợi ca dành cho quê hương đất nước qua làn điệu dân ca của xứ Huế

Câu 3: Nêu hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Trả lời:

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?

Trả lời:

Câu 5: Trình bày đặc điểm của nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Chỉ ra mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của bài thơ: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: là sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân. Cùng với đó là niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần. 

 

Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước được gợi tả như thế nào trong ba khổ thơ đầu?

Trả lời:

Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước được gợi tả trong ba khổ thơ đầu là:

+ Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời

+ Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống.

+ Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng

+ Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy ""lộc"" từ mùa xuân đất nước

+ Từ láy ""hối hả"" và ""xôn xao"" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước

+ So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước.

Câu 3: Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5. Phân tích tác dụng của chúng

Trả lời:

Câu 4: Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện nguyện vọng nào của tác giả? 

Trả lời:

Câu 5: Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc dắt đầy trên lưng”?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau.

Trả lời:

- Trong bài có hình ảnh của 3 mùa xuân:

+ Mùa xuân của thiên nhiên.

+ Mùa xuân của đất nước.

+ Mùa xuân của tác giả.

Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả tái hiện qua những hình ảnh nổi bật, đặc trưng nhất của thiên nhiên xứ Huế, cũng là mùa xuân trong tưởng tượng của tác giả.

Mùa xuân của đất nước bằng những hình ảnh “lộc” của người ra đồng và người cầm súng với không khí “hối hả”, “xôn xao” khiến người ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hòa lẫn với nhau xao động. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng tạo nên được sự hối hả, háo hức của người cầm súng, người ra đồng hình ảnh mùa xuân đất nước được mở rộng dần.

Câu 2: Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả?

Trả lời:

Câu 3: Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ. Đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế

 Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đất nước qua khổ thơ: 

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Trả lời:

Chặng đường phát triển của đất nước gắn chặt với việc đấu tranh chống lại thế lực ngoại xâm vì vậy tác giả sử dụng từ “vất vả” để nói tới quá trình sống, chiến đấu và làm việc.

- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh gợi liên tưởng đẹp đẽ về hình hài của đất nước. So sánh đất nước với vì sao là sự trân trọng, ngợi ca sức sống, sự trường tồn bền bỉ của đất nước.

- Nhà thơ tin tưởng vào sự trường tồn và phát triển của đất nước cho dù quá khứ, hiện tại đất nước luôn gặp khó khăn.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay