Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều

CHƯƠNG XI: SINH SẢN Ở SINH VẬT

BÀI 34 - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN VÀ  ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật?

Trả lời:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật bao gồm yếu tố bên ngoài (là các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng,...) và yếu tố bên trong (ví dụ đặc điểm của loài, hormone sinh sản).

 

Câu 2: Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như thế nào?

Trả lời:

Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, nước và độ ẩm, chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả,... ở thực vật; mức sinh sản, tỉ lệ giới tính con sinh ra,... ở động vật.

 

Câu 3: Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như thế nào?

Trả lời:

Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật:

-      Ở thực vật, có loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài, có loài cây lại ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn.

-      Ở động vật, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.

 

Câu 4: Nước và chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như thế nào?

Trả lời:

-      Nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật:

+      Ở thực vật, thiếu nước làm cho cây ra ít nụ, ít hoa hoặc không ra hoa nhưng có những loài cây sẽ ra hoa nhiều trong điều kiện khô cằn; nước cũng ảnh hưởng đến sự phát tán quả, hạt, bào tử của nhiều loại cây.

+      Ở động vật, ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh sản ở động vật như ở sâu non ăn lá lúa, ở nhiệt độ 25oC, tỉ lệ đẻ trứng bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.

-      Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật:

+      Ở thực vật, chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự ra hoa, tỉ lệ hoa thụ phấn,...

+      Ở động vật, thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

 

Câu 5: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như thế nào?

Trả lời:

-      Độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản,… của mỗi sinh vật do đặc điểm của loài quy định.

-      Hormone là yếu tố tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật.

+      Ở thực vật, hormone điều hoà sự ra hoa, kích thích và ức chế trổ hoa, đậu quả, chín và rụng quả.

+      Ở động vật, các hormone sinh dục tác động lên quá trình hình thành tinh trùng, trứng và các đặc điểm giới tính của động vật

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh sản của thực vật.

Trả lời:

Ví dụ:

-      Cây lúa lúc tạo hạt gặp nhiệt độ quá thấp thì hạt sẽ bị lép,...

-      Cây hoa cúc không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC

 

Câu 2: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh sản của động vật.

Trả lời:

Ví dụ:

-      Sự sinh sản của chuột nhắt trắng diễn ra mạnh ở nhiệt độ 18oC nhưng giảm xuống hoặc ngưng hẳn khi nhiệt độ tăng quá 30oC,… 

-      Một số loài rùa ấp trứng có tỉ lệ con đực và cái gần bằng nhau ở nhiệt độ 28,5oC, đa số là con đực nếu thấp hơn 25oC, đa số là con cái nếu trên 30oC.

 

 

Câu 3: Kể tên một số loài cây ngày ngắn, ngày dài.

Trả lời:

-      Cây ngày ngắn: hoa cúc, hoa đào,…

-      Cây ngày dài: thanh long, nhãn, rau dền..

 

Câu 4: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sự sinh sản của thực vật.

Trả lời:

Ví dụ thiếu chất lân cây ra hoa muộn (ví dụ xoài, táo, cúc,...); thiếu đạm thì hoa nhỏ, xấu (ví dụ hoa cúc, hoa hồng,...), nhưng nếu bón nhiều đạm cây cũng chậm ra hoa, hạt lép (ví dụ lúa); thiếu calcium thì quả bị thối, hỏng (ví dụ cà chua).

 

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em biết những loài cây nào chỉ ra hoa kết trái vào mùa hè hoặc mùa đông?

Trả lời:

-      Cây chỉ ra hoa kết trái mùa hè: cây vải, nhãn, mận,…

-      Cây chỉ ra hoa kết trái mùa đông: táo, bưởi diễn,…

 

Câu 2: Cây lùa khi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thiếu chất chất dinh dưỡng sẽ cho kết quả như thế nào?

Trả lời:

-      Cây lúa khi được bón phân đúng loại phân, đúng lượng ở các giai đoạn thì năng suất có thể đạt tới 65 tạ/ha.

-      Nếu bón thiếu đạm trong quá trình đẻ nhánh,… thì năng suất của lá giảm xuống khoảng 50 tạ/ha.

 

Câu 3: Cần chú ý điều gì khi bổ sung chất dinh dưỡng cho vật nuôi?

Trả lời:

Những điều cần chú ý khi cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi:

-      Ở giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loài, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.

-      Giai đoạn mang thai, nuôi con: Bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp kết hợp với chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.

 

Câu 4: Em hãy lấy ví dụ thực tế cho thấy đặc điểm của loài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.

Trả lời:

-      Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì 1 năm mới bắt đầu ra hoa, có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,…

-      Ở động vật, lợn cỏ A Lưới đẻ lần đầu khi 10 - 12 tháng tuổi, đẻ 1 – 2 lứa/năm, số con từ 5 – 6 con/ 1 lứa. Trong khi đó, ở mèo đẻ lần đầu khi 5 – 9 tháng tuổi, số lứa 3 – 4 lứa/năm, số con khoảng 3 con/lứa.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao cây cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa?

Trả lời:

Có một vài lý do mà cây cà chua cần đủ 14 lá trước khi ra hoa:

-      Chuyển đổi năng lượng: Cây cần tích lũy đủ năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời qua quá trình quang hợp. Khi cây đạt đến mức năng lượng cần thiết, nó sẽ bắt đầu chuyển đổi năng lượng này để sản xuất hoa.

-      Cân bằng hormone: Cây cà chua cần duy trì một sự cân bằng hormone trong cơ thể để phát triển đúng cách. Khi cây có đủ 14 lá, nó được cho là đã đạt đến một mức cân bằng hormone ổn định, có thể kích thích quá trình ra hoa.

-      Đủ tuổi: Trung bình, một cây cà chua mất khoảng 30-40 ngày để phát triển một lá hoàn chỉnh. Do đó, để có đủ 14 lá, cây cần mất khoảng 420-560 ngày (khoảng hơn 1 năm) để đạt đến độ tuổi trưởng thành đủ để ra hoa.

-      Điều kiện môi trường: Một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Khi cây đủ 14 lá, nó thường đạt được sự cân bằng và tuổi trưởng hoàn hảo trong môi trường hiện tại, từ đó kích thích quá trình hoa.

 

Câu 2: Nêu biện pháp để làm cây ra hoa trái vụ.

Trả lời:

-      Trước khi tiến hành xử lý ra hoa trái vụ phải xem xét cây có khả năng ra hoa hay không và có bị sâu bệnh không.

-      Đối với những cây còn tơ mới ra hoa 2-3 mùa thì không nên xử lý vì hiệu quả sẽ thấp hơn rất nhiều so với cây trưởng thành.

-      Không nên thúc cho cây ra hoa trái nhiều quá mà chỉ ở mức vừa phải, nếu không cây sẽ mau suy kiệt không cho trái lâu dài được

-      Để cây ăn quả ra hoa sớm hay muộn phải có những tác động khác nhau (tùy vào từng loại cây trồng).

+      Tác động cơ giới: Khoanh vỏ, cắt bớt rễ, băm vỏ thân cây, ngắt một phần lá hay toàn bộ lá.

+      Tác động vật lý: Xiết nước, tạo khô hạn, ngưng bón đạm để thay đổi tỷ lệ C/N.

+      Tác động hóa học: Dùng các hóa chất để hỗ trợ như Thiuoure, Paclobutrazol, Etrel, Doal 2X, KNO3, KCLO3, GA3, Progibb, CaCl2

-      Việc sử dụng hóa chất gần như là biện pháp phổ biến để kích thích cây trồng ra hoa trái vụ. Tuy nhiên những hóa chất này cũng là con dao 2 lưỡi, sẽ để tàn dư gây hại khá lớn đối với cây và đất trồng.Vì vậy, nếu có ý định sử dụng hóa chất kích thích thì nên sử dụng liều lượng vừa phải.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay