Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều Bài 36: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều

CHƯƠNG XII: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT

BÀI 35 - SỰ THỐNG NHẤT VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Sự thống nhất về cấu trúc của cơ thể được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự thống nhất về cấu trúc:

  • Cơ thể đơn bào chỉ có một tế bào nhưng cũng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
  • Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, cơ quan khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 2: Nêu mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể: Các hoạt động sống trong tế bào bao gồm: trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp độ tế bào và ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ.

  • Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.
  • Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.

 

Câu 3: Sự thống nhất về hoạt động sống của cơ thể được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự thống nhất về hoạt động sống: Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại, trong đó, trao đổi chất gắn liền với chuyển hoá năng lượng, nhờ trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản.

 

Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường.

Trả lời:

Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ, đối với cơ thể thực vật, quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của quá trình hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân, thoát hơi nước ở lá,... Ngược lại, lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống của cây.

Câu 2: Ví dụ nào thể hiện mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường?

Trả lời:

Ví dụ: Lá lấy nguyên liệu từ môi trường để thực hiện quang hợp, tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho các tế bào và cơ thể để thực hiện các hoạt động sống, các chất thải từ thực vật cũng điều tiết các yếu tố môi trường (độ ẩm, nhiệt độ,…).

Câu 3: Nêu một số hoạt động sống của cơ thể khi ta chạy.

Trả lời:

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết),...

 

Câu 4: Ví dụ nào thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động sống?

Trả lời:

Ví dụ: Ở thực vật, sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường (hút nước và khoáng, trao đổi khí) giúp thực vật có nguyên liệu thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật có nguồn chất hữu cơ để tạo ra vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản..

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nêu mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.

Trả lời:

Ở thực vật, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô (tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ), cơ quan (mạch rây, mạch gỗ), hệ cơ quan (hệ mạch dẫn). Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trao đổi và phản ứng lại với môi trường.

 

Câu 2: Trong cơ thể sống, khi hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường sẽ gây ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Trong cơ thể sống hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng đến sự chuyển hoá năng lượng của tế bào, tế bào không thể lớn lên, sinh sản, cảm ứng bình thường. Từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể

Câu 3: Khi chạy, mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường diễn ra như thế nào?      

Trả lời:

Khi chạy cơ thể sẽ chuyển hóa glycerin dự trữ thành năng lượng giúp cho cơ thể vận động, cơ qua hô hấp lấy khí oxygen (O2) từ môi trường và thái  khí carbon dioxide (CO2) ra ngoài môi trường. Khi chạy cơ thể nóng lên khi đó cơ thể tiết mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể truyền nhiệt ra ngoài môi trường

Câu 4: Khi cầu thủ đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể đã tham gia vào hoạt động này?

Trả lời:

Khi đá bóng, có sự phối hợp hoạt động của: Hệ vận động (cơ và xương), hệ tuần hoàn (tim và hệ mạch), hệ hô hấp (khí quản, phế quản, phổi), hệ bài tiết (da), hệ thần kinh (não, dây thần kinh), hệ nội tiết.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao giấc ngủ là cần thiết đối với cơ thể?

Trả lời:

Giấc ngủ là cần thiết đối với cơ thể vì nó có những vai trò quan trọng:

  • Phục hồi sức khỏe: Khi ngủ, cơ thể có thể tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương, giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tăng cường chức năng não: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố kỹ năng học tập và ghi nhớ thông tin mới. Nó giúp cải thiện tầm chú ý, tăng cường khả năng tập trung và giải quyết vấn đề.
  • Điều chỉnh cân bằng hormone: Khi ngủ, cơ thể sản xuất hormone cần thiết để điều chỉnh quá trình tăng trưởng, tăng cường sự phát triển và duy trì cân bằng nội tiết.
  • Khôi phục năng lượng: Giấc ngủ đầy đủ giúp khôi phục năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo, làm tăng hiệu suất làm việc, sáng tạo và tăng cường sức mạnh cơ thể.

Câu 2: Làm thế nào cơ thể đối phó với căng thẳng và stress?

Trả lời:

  • Tập thể dục: Tập luyện đều đặn giúp giảm bớt stress và cải thiện tâm trạng.
  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Ăn một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng và hạn chế tiêu thụ các chất kích thích giúp tăng cường đề kháng và giảm căng thẳng.
  • Thực hiện kỹ năng quản lý stress: Học cách quản lý thời gian, ưu tiên công việc, thiết lập giới hạn và hãy sử dụng các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, tập trung vào những điều tích cực và kỹ năng giải tỏa stress.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia để chia sẻ và giảm căng thẳng.
  • Sử dụng kỹ thuật thư giãn: Hãy thử các kỹ thuật thư giãn như massage hoặc nghe nhạc nhẹ để xả stress.
  • Ngủ đủ và nghỉ ngơi: Ngủ đủ giấc và thực hiện các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, xem phim để giảm bớt căng thẳng.
  • Tránh suy nghĩ cực đoan: Hãy cảnh giác với chính mình và tránh lạm dụng thuốc hoặc chất kích thích.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay