Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 10: Tiếng nói của cỏ cây
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 10: Tiếng nói của cỏ cây. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
BÀI 10: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY
ĐỌC: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY
(15 câu)
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?
Trả lời:
Chi tiết: Ta- nhi-a được thỏa thích chạy nhảy trong vườn.
Câu 2: Nêu công việc Ta-nhi-a đã làm trong vườn nhà ông bà?
Trả lời:
Cô bé cảm thấy khóm hoa hồng bạch có vẻ chật chỗ nên bứng một cây nhỏ nhất trồng vào chỗ đất trống dưới cửa sổ. Ngắm nghía một hồi cảm thấy chưa hài lòng, cô lại đến bến khóm huệ, chọn một cây đem trồng cạnh cây hoa hồng.
Câu 3: Những đêm hè Ta-ni-a ở nhà ông bà như thế nào?
Trả lời:
Những đêm hè thường có mưa rào làm cho đất dịu mát.
Câu 4: Buổi sáng trong bài được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Sáng sáng, mặt trời hiền hòa ló rạng trên bầu trời mới được tắm gội. Muôn hoa vui sướng chào đón ánh dương, cùng nhau tưng bừng nở rộ.
Câu 5: Bụi hoa hồng chuyển chỗ được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Những bông hoa màu trắng dịu, cánh hoa trong suốt lung linh. Hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì?
Trả lời:
Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hoa hồng và cây huệ là do chỗ ở mới của chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất.
Câu 2: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm gì trong mùa hè?
Trả lời:
Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm trồng hoa và những kiến thức mới trong cách chăm sóc cây trồng để cây có thể sinh trưởng tốt nhất.
Câu 3: Nội dung của bài đọc là gì?
Trả lời:
Nội dung của bài đọc: Kể về quá trình Ta-ni-a chăm sóc cây trồng ở vườn nhà ông bà và sự biến đổi của những cây hoa mà Ta-ni-a chăm sóc.
Câu 4: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp như thế nào?
Trả lời:
Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng nở ra những bông hoa màu trắng dịu, cánh hoa trong suốt lung linh, hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng. Và cây hoa huệ cũng đẹp trội hơn: những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích.
Câu 5: Cuộc nói chuyện giữa hai loài hoa sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Trả lời:
Cuộc nói chuyện giữa hai loài hoa sử dụng biện pháp nhân hóa.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Đôi khi hãy thay đổi góc nhìn, thay đổi một việc mà lặp đi lặp lại nhiều lần để có được một trải nghiệm mới mẻ, thú vị khác.
Câu 2: Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
Trả lời:
Em hiểu thêm về đặc điểm của cây cối, cách chăm sóc cây cối để cây tươi tốt và phát triển mạnh mẽ hơn.
Câu 3: Em học được gì về việc chăm sóc cây trồng qua cách làm của Ta-ni-a?
Trả lời:
Muốn cây được tươi tốt thì cần trồng cây ở nơi thoáng mát, đảm bảo cây nhận đủ nước.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Kiến thức về việc trồng cây mà em tiếp thu được qua bài học trên là gì?
Trả lời:
Muốn cây có năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ dày.
Câu 2: Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về việc thay đổi góc nhìn trong cuộc sống?
Trả lời:
Cuộc sống vốn dĩ muôn màu muôn vẻ, tốt hay xấu, đúng hay sai đều phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Góc nhìn là suy nghĩ riêng biệt trong mỗi con người, tâm trạng, cảm xúc của mỗi người khác nhau, góc nhìn sẽ khác nhau. Thay đổi góc nhìn sẽ mang lại những trải nghiệm và cảm nhận mới mẻ, từ đó ta lại hiểu hơn về bản thân mình.