Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 12: Viết - Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Viết - Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
BÀI 12: NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
(15 câu)
NHẬN BIẾT
Câu 1: Bài văn đã kể lại câu chuyện gì?
Trả lời:
Bài văn đã kể lại câu chuyện “Cô bé lọ lem”.
Câu 2: Câu chuyện “Cô bé lọ lem” được lấy từ trong cuốn sách nào?
Trả lời:
Câu chuyện “Cô bé lọ lem” được lấy từ trong cuốn sách có nhan đề 108 truyện cổ tích hay nhất thế giới.
Câu 3: Bài văn kể lại một câu chuyện thường có bao nhiên phần? Đó là những phần nào?
Trả lời:
Bài văn kể lại một câu chuyện thường có 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu về câu chuyện
- Thân bài: kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc
- Kết bài: nêu suy nghĩ cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc rút ra bài học từ câu chuyện.
Câu 4: Đọc câu chuyện và cho biết các phần mở bài, thân bài, kết bài của câu chuyện?
Trả lời:
- Mở bài: từ “Em được mẹ tặng…đến Cô bé lọ lem”
- Thân bài: từ “Chuyện kể rằng…đến hạnh phúc đến cuối đời”
- Kết bài: từ “Em rất thích…đến hay nhất thế giới”
Câu 5: Nêu nội dung chính của các phần của câu chuyện?
Trả lời:
- Nội dung chính của các phần của câu chuyện:
+ Mở bài: giới thiệu về câu chuyện “Cô bé lọ lem”
+ Thân bài: kể lại trình tự các sự việc, diễn biến của câu chuyện “Cô bé lọ lem”
+ Kết bài: Cảm xúc của nhân vật về câu chuyện.
Thông hiểu
Câu 1: Nêu lí do của nhân vật khi kể về câu chuyện “Cô bé lọ lem”.
Trả lời:
Lí do của nhân vật vật khi kể về câu chuyện “Cô bé lọ lem” là em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề 108 truyện cổ tích hay nhất thế giới trong đó có câu chuyện “Cô bé lọ lem” với em là thú vị nhất.
Câu 2: Câu chuyện “Cô bé lọ lem” có bao nhiêu sự việc?
Trả lời:
Câu chuyện “Cô bé lọ lem” có 6 sự việc.
Câu 3: Lọ Lem trong câu chuyện được giới thiệu như thế nào?
Trả lời:
Lọ lem trong câu chuyện được giới thiệu ở một đất nước xa xôi, một cô bé xinh đẹp tên là Lọ Lem. Mẹ cô bé mất sớm, bố lấy vợ mới nhưng vợ mới của bố không yêu thương. Bố Lọ Lem mất cô sống một cuộc sống cơ cực.
Câu 4: Kể lại các sự việc, diễn biến của câu chuyện “Cô bé lọ lem” qua bảng sau:
Sự việc | Bối cảnh | Diễn biến |
Sự việc 1 | ||
Sự việc 2 | ||
Sự việc 3 | ||
Sự việc 4 | ||
Sự việc 5 | ||
Sự việc 6 |
Trả lời:
Sự việc | Bối cảnh | Diễn biến |
Sự việc 1 | Khi mẹ Lọ Lem mất | - Bố Lọ Lem lấy vợ mới, người vợ mới có hai con gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem. |
Sự việc 2 | Khi bố Lọ Lem qua đời | - Cuộc sống của Lọ Lem càng khổ cực |
Sự việc 3 | Khi qua vua tổ chức vũ hội | - Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. |
Sự việc 4 | Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội | - Bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hóa phép cho cô chiếc váy dạ hội và đôi giày thủy tinh. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội và dặn phải về nhà trước 12 giờ đêm nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến. |
Sự việc 5 | Khi Lọ Lem đi dự vũ hội | - Lọ Lem xinh đẹp khiến hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. - Đến gần 12 giờ vội ra về Lọ Lem làm rơi một chiếc giày. |
Sự việc 6 | Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày | - Hai cô chị cũng ướm thử giày mà không vừa - Lọ Lem thử thì vừa in, hoàng tử vui mừng đón cô về cung và sống bên nhau hạnh phúc tới cuối đời |
Câu 5: Liệt kê các từ ngữ in đậm trong bài văn? Nêu tác dụng của các từ ngữ đó?
Trả lời:
- Các từ in đậm trong bài văn:
+ Chuyện kể rằng
+ Không lâu sau
+ Thế rồi
+ Từ đó
Vận dụng
Câu 1: Em có nhận xét gì về trình tự kể chuyện?
Trả lời:
Trình tự kể chuyện kể theo sự việc diễn ra trong câu chuyện
Câu 2: Các từ in đậm dóng vai trò gì trong bài văn kể lại một câu chuyện?
Trả lời:
- Vai trò của các từ in đậm trong bài văn: sử dụng các từ in đậm để kết nối các sự việc với nhau theo một trình tự rõ ràng, rành mạch.
Câu 3: Khi viết xong bài văn kể lại một câu chuyện, cần phải đọc soát lại điều gì?
Trả lời:
Khi viết xong bài văn kể lại một câu chuyện, cần chú ý đọc soát lại:
- Trình tự sắp xếp các việc.
- Dùng từ, đặt câu.
- Chính tả, chữ viết.
Vận dụng cao
Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?
Trả lời:
- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.
- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.
Câu 2: Để kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc cần chú ý điều gì?
Trả lời:
Để kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc cần chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc.