Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 13: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13 - Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 13: CON VẸT XANH

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Xác định động từ trong các từ sau:

“Trường học, suy nghĩ, cây xanh, reo hò, giận hờn, xanh rờn”

Trả lời:

 - Động từ: suy nghĩ, reo hò, giận hờn

Câu 2: Chỉ ra và phân loại các động từ sau:

1. Con đang học bài

2. Con yêu mẹ nhiều lắm

Trả lời:

1. Con đang học bài

 - Động từ: học bài

ð Động từ chỉ hoạt động

2. Con yêu mẹ nhiều lắm

 - Động từ: yêu

ð Động từ chỉ cảm xúc, trạng thái.

Câu 3: Tìm các động từ chỉ trạng thái, cảm xúc? Đặt câu với các động từ đó.

Trả lời:

 - Các động từ chỉ trạng thái, cảm xúc: nằm, ngủ, thức, nghỉ ngơi, buồn, vui, yêu, ghét, thương, mến, hiểu, băn khoăn, đi đứng…

 - Đặt câu với động từ trạng thái, cảm xúc:

 + Minh rất thích chiếc áo mẹ mới mua cho em

 + Bố mẹ yêu thương em rất nhiều

 + Một giờ sáng em vẫn thức để học bài…

Câu 4: Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu, yêu cầu sử dụng ít nhất một động từ?

1. Nếu hôm qua ngủ sớm thì………….

2. Vì hôm qua em nghỉ học nên……….

Trả lời:

Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu, yêu cầu sử dụng ít nhất một động từ:

1. Nếu hôm qua ngủ sớm thì em đã đi học sớm hơn.

2. Vì hôm qua em nghỉ học nên em đã mượn vở của bạn để chép bài hôm trước.

Câu 5: Tìm động từ trong đoạn văn sau:

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn; Thanh định rõ nhìn: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh dương lên nhìn người.

Trả lời:

Động từ trong đoạn văn: lẹ làng, rơi, vụt, chơi đùa, nép, phe phẩy, nhìn, rõ nhìn.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Động từ là gì?

Trả lời:

Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

 

Câu 2: Trình bày các loại của động từ?

Trả lời:

Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm hai loại là: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

 - Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.

 - Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

 

Câu 3: Gạch chân dưới các động từ trong các cụm từ sau:

1. Nhặt rau

2. Đọc truyện

3. Lau bảng

4. Bật quạt

Trả lời:

Các động từ trong các cụm từ:

1. Nhặt rau

2. Đọc truyện

3. Lau bảng

4. Bật quạt

 

Câu 4: Tìm động từ trong đoạn văn và cho biết loại động từ đó?

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.

Trả lời:

Động từ trong đoạn văn: đánh, cày, nhặt, đốt, đi tìm, bắc, lom khom, tra, cúi.

ð Động từ chỉ hoạt động trạng thái

 

Câu 5: Tìm động từ trong đoạn văn sau:

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…

(trích Chim rừng Tây Nguyên)

Trả lời:

Động từ trong đoạn văn: cất lên, bay, chao lượn, vỗ, hòa âm.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Xác định động từ trong các thành ngữ sau:

1. Đi ngược về xuôi

2. Nước chảy bèo trôi

3. Nhìn xa trông rộng

Trả lời:

 - Động từ trong các thành ngữ:

1. Đi, về

2. Chảy, trôi

3. Nhìn, trông

Câu 2: Cho các từ sau:

“Quên, yêu, đánh, mắng, nhớ, viết, phi, nghỉ, ghét, đá, thổi, giận”

Hãy xếp các từ vào nhóm động từ chỉ hoạt động và nhóm động từ chỉ trạng thái?

Trả lời:

 - Nhóm động từ chỉ hoạt động có: đánh, viết, phi, đá, thổi

 - Nhóm động từ chỉ trạng thái: quên, yêu, mắng, nhớ, nghỉ, ghét, giận

Câu 3: Phân biệt hai nhóm động từ chỉ hoạt động và nhóm động từ chỉ trạng thái?

 Động từ chỉ hoạt độngĐộng từ chỉ trạng thái
Động từ  

Trả lời:

 Động từ chỉ hoạt độngĐộng từ chỉ trạng thái
Động từ

Chỉ hoạt động (người khác nhìn hay cảm nhận được)

Ví dụ: chạy, khát, đi…

Chỉ trạng thái (người khác không nhìn hay cảm thấy được)

Ví dụ: hờn, thích, thương…

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tìm và chỉ ra các động từ trong đoạn văn sau:                                                                                                

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông

Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: - Để làm gì?

Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Trả lời:

Các động từ tìm được trong đoạn văn là: đến, yết kiến, cho, nhận lấy, xin, làm, dùi thủng, có thể, lặn.

 

Câu 2: Tìm 5 động từ có liên quan đến học tập?

Trả lời:

5 động từ có liên quan đến học tập: nghe, nói, đọc, viết, luyện tập.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay