Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 15: Đọc - Gặt chữ trên non

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15 - Đọc - Gặt chữ trên non. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 15: GẶT CHỮ TRÊN NON

ĐỌC: GẶT CHỮ TRÊN NON

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

Trả lời:

 - Bài thơ viết về các bạn nhỏ vùng cao

 - Những chi tiết cho thấy bài thơ viết về các bạn nhỏ vùng cao:

 + Em đi tìm cái chữ/ Vượt suối lại băng rừng

 + Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu

 + Lớp học ngang lưug đồi

 

Câu 2: Cảnh vật trên vùng núi cao hiện lên qua bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Cảnh vật trên vùng núi cao hiện lên qua bài thơ:

 - Nắng nhuộm hồng núi xanh

 - Gió đưa theo tiếng sáo/ La đà trên tán lau

Câu 3: Các bạn nhỏ vùng núi cao đi học khó khăn như thế nào?

Trả lời:

Các bạn nhỏ vùng núi cao đi học rất khó khăn:

 - Tiếng trống rung vách đá/ Giục đôi chân bước nhanh.

 - Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu

 - Em đi tìm cái chữ/ Vượt suối lại băng rừng.

Câu 4: Đọc hai câu thơ sau:

“Bình minh vừa tỉnh giấc

Nắng nhuộm hồng núi xanh”

Thời gian đi học của các bạn nhỏ là khi nào?

Trả lời:

Thời gian đi học của các bạn nhỏ là lúc sáng sớm, mặt trời đã bao trùm toàn bộ cảnh vật.

II. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em có nhận xét gì về cảnh vật thiên nhiên miền núi cao qua bài thơ?

Trả lời:

Cảnh vật thiên nhiên miền núi cao qua bài thơ: trữ tình, hoang sơ, nên thơ nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, gian nan.

Câu 2: Các bạn nhỏ đi học với tâm trạng và cảm xúc như thế nào?

Trả lời:

Các bạn nhỏ đi học đều rất vui vẻ và hào hứng khi được đi học mỗi ngày dù có khó khăn, vất vả.

 

Câu 3: Trong bài thơ có xuất hiện những âm thanh gì?

Trả lời:

Trong bài thơ có âm thanh của tiếng trống, tiếng sáo, tiếng chim hát.

 

Câu 4: Theo em những âm thanh xuất hiện trong bài thơ ý nghĩa gì đối với các bạn nhỏ miền núi cao?

Trả lời:

 - Ý nghĩa:

 + Đem đến ý chí, nghị lực cho các bạn nhỏ

 + Tạo niềm vui, cảm xúc phấn khởi quên đi con đường đi học gian nan của các bạn.

Câu 5: Bốn câu thơ sau thể hiện điều gì?

“Càng đi chân càng vững

Lớp học ngang lưng đồi

Mắt em như sao sáng

Gặt chữ trên đỉnh trời!”

Trả lời:

Bốn câu thơ thể hiện nghị lực đến trường của các bạn nhỏ miền núi cao. Dù con đường đến trường có xa xôi cách trở nhưng ý chí và nghị lực của các em càng vững vàng, có khó khăn nhưng các bạn vẫn có niềm tin để đi học bởi có con chữ mới giúp các bạn thoát khỏi thiếu thốn, vất vả trên vùng cao.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Em hiểu “gùi” là gì?

Trả lời:

Gùi là đồ làm bằng mây tre để mang đồ đạc (trên lưng) dùng ở một số khu vực miền núi.

Câu 2: Trong bài thơ em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

Em thích hình ảnh: “Mắt em như sao sáng/ Gặt chữ trên đỉnh trời!” bởi vì đây là hai câu thơ thể hiện được nghị lực, sự nỗ lực và lòng quyết tâm không bỏ cuộc trước những khó khăn vất vả ở vùng cao. Trái lại đôi mắt sáng ấy sáng rực như sao sáng khi bạn thấy được niềm vui đi học “gặt chữ”.

 

Câu 3: Nội dung của bài thơ là gì?

 Trả lời:

Nội dung của bài thơ: con đường đến trường đầy ý chí nghị lực của các em nhỏ vùng cao để gặt lấy con chữ.

IV. VẬN DỤNG

Câu 1: Cho các từ sau: tỉnh, nhuộm, rung, bước, vượt, băng…là từ loại gì?

Trả lời:

Các từ trên là động từ.

 

Câu 2: Em hiểu “thung” có nghĩa là gì?

Trả lời:

Thung (thung lũng) là dải đất trũng, thấp giữa các sườn (dãy) núi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay