Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 16: Đọc - Trước ngày xa quê

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Đọc - Trước ngày xa quê. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 16: TRƯỚC NGÀY XA QUÊ

ĐỌC: TRƯỚC NGÀY XA QUÊ

 

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhân vật trong câu chuyện “Trước ngày xa quê” là ai?

Trả lời:

Nhân vật trong câu chuyện “Trước ngày xa quê” là nhân vật tôi.

Câu 2: Cảm xúc của nhân vật tôi khi được bố cho lên thành phố học?

Trả lời:

Cảm xúc của nhân vật tôi khi được bố cho lên thành phố học: òa khóc như khi bị đòn oan.

 

Câu 3: Tại sao nhân vật tôi lại òa khóc khi nghe tin mình lên thành phố học?

Trả lời:

Nhân vật tôi òa khóc khi nghe tin lên thành phố học vì nhân vật tôi không muốn đi nhưng vẫn phải chuẩn bị lên đường.

 

Câu 4: Buổi chia tay của bạn nhỏ diễn ra vào thời gian nào? Buổi chia tay gồm những ai?

Trả lời:

Buổi chia tay của bạn nhỏ diễn ra vào chiều trước ngày xa quê, các bạn đến tiễn nhân vật tôi và cả thầy giáo nữa.

 

Câu 5: Trong buổi chia tay tâm trạng của nhân vật tôi và các bạn như thế nào?

Trả lời:

Trong buổi chia tay tâm trạng của nhân vật tôi và các bạn khác hẳn với mọi khi chẳng mấy đứa cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn, ai cũng buồn.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Thành phố đối với nhân vật tôi hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Thành phố đối với nhân vật tôi hiện lên thật xa lạ có những chiếc xe sang trọng phóng vun vút trên đường nhựa phẳng lì.

Câu 2: Cảnh vật nơi làng quê hiện lên trong tâm trí nhân vật tôi như thế nào trước ngày xa quê?

Trả lời:

Cảnh vật nơi làng quê hiện lên trong tâm trí nhân vật tôi có con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt, những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng.

 

Câu 3: Trước sự xa lạ của thành phố và quen thuộc của quê hương bạn nhỏ có tâm trạng như thế nào?

Trả lời:

Trước sự xa lạ của thành phố và quen thuộc của quê hương bạn nhỏ nước mắt cứ ứa ra, không thích đi chỉ muốn ở lại với các bạn và thầy giáo.

Câu 4: Thầy giáo đã làm gì để động viên bạn nhỏ?         

Trả lời:

Thầy giáo đoán được ý nghĩ của bạn nhỏ, thầy đến bên lau nước mắt, xoa đầu và cúi xuống nắm lấy hai bàn tay bạn nhỏ: “Bao giờ nghỉ hè em sẽ lại được về đây chơi với thầy và các bạn”.

 

Câu 5: Buổi chia tay kết thúc vào thời gian nào? Em có cảm nhận gì về buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy và các bạn?

Trả lời:

 - Buổi chia tay kết thúc khi trời tối mịt.

 - Cảm nhận của em về buổi chia tay của bạn nhỏ: thật vui vì cõ thầy và các bạn đến buổi chia trước khi bạn nhỏ lên đường nhập học nhưng cũng thật buồn vì lưu luyến không muốn chia xa.                                                                                      

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nếu em là bạn của bạn nhỏ trong bữa tiệc em sẽ nói gì với bạn?

Trả lời:

Nếu em là bạn của bạn nhỏ trong bữa tiệc em sẽ nói với bạn: “Đừng buồn nhé, chúc bạn của tớ sẽ thật thành công chúng mình sẽ gặp nhau khi bạn về quê nhé!”

 

Câu 2: Qua câu chuyện muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì?

Trả lời:

Qua câu chuyện muốn nhắn gửi đến chúng ta: quê hương luôn là nơi gắn bó với chúng ta luôn là nơi để chúng ta tìm về. Quê hương gắn với những kỉ niệm, những người thân yêu nên dù đi đâu chúng ta cũng nớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

 

Câu 3: Sử dụng từ điển để tìm nghĩa của các từ vun vút, phẳng lì?

Trả lời:

 - Vun vút:

 + Động từ: vút qua một cách rất nhanh và mất hút ngay.

Ví dụ: Xe lao vun vút qua cầu.

 + Tính từ: từ mô phỏng tiếng như tiếng roi quất mạnh và liên tiếp vào không khí.

Ví dụ: Tiếng roi quất vun vút vào không khí.

 - Phẳng lì: tính từ mô phẳng và nhẵn lì

Ví dụ: Bờ cát phẳng lì.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tìm những từ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ? Cho biết những từ ấy là từ loại gì?

Trả lời:

 - Những từ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ: cười đùa, nghịch ngợm, ngẩn ngơ. 

ð Đây là động từ.

Câu 2: Đặt 1 – 2 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em với quê hương trong đó có sử dụng động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc.

Trả lời:

 - Khi xa quê, em nhớ quê của mình lắm.

- Em rất thích cảnh vật của quê hương. - Em rất thích cảnh vật của quê hương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay