Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 17: Đọc - Vẽ màu
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17 - Đọc - Vẽ màu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO
BÀI 17: VẼ MÀU
ĐỌC: VẼ MÀU
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đọc bài thơ và cho biết những màu sắc có bài thơ?
Trả lời:
Những màu sắc có trong bài thơ: màu đỏ, màu xanh, màu tím, màu nâu, màu trắng, màu vàng.
Câu 2: Theo em bài thơ “Vẽ màu” được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
Bài thơ “Vẽ màu” được viết theo thể thơ 5 chữ.
Câu 3: Bài thơ “Vẽ màu” mang giọng điệu như thế nào?
Trả lời:
Bài thơ “Vẽ màu” mang giọng điệu vui tươi, hồn nhiên, trong sáng.
Câu 4: Cho những sự vật sau hãy cho biết những màu nào tương ứng với sự vật đó?
1. Hoa hồng
2. Nắng
3. Rừng đại ngàn
4. Lá cây
Trả lời:
1. Hoa hồng: màu đỏ
2. Nắng: màu vàng
3. Rừng đại ngàn: màu nâu
4. Lá cây: màu xanh
Câu 5: Buổi đêm trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Buổi đêm trong bài thơ được miêu tả như màu mực để thắp sao lên trời.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Bình minh trong bài thơ hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Bình minh trong bài thơ hiện lên: treo trên mây, thả nắng vàng xuống đất, gió mang theo hương, có ong giỏ mật đầy.
Câu 2: Mỗi màu sắc trong bài thơ hiện lên với những tác dụng gì?
Trả lời:
- Màu đỏ: nhuộm bừng đôi má
- Màu xanh: làm mát rặng cây
- Màu vàng: thả nắng xuống đất
- Màu tím: tặng cho hoàng hôn
- Màu nâu: đại ngàn xa thẳm
- Màu mực: thắp sao trời
- Màu trắng: tô trên tóc mẹ sương rơi.
Câu 3: Khổ thơ thứ hai nói về màu sắc của cảnh vật ở thời điềm nào?
Trả lời:
Khổ thơ thứ hai nói về màu sắc cảnh ở thời điềm: vào lúc bình minh.
Câu 4: Hoàng hôn là màu sắc của cảnh vật ở khổ thơ thứ mấy?
Trả lời:
Hoàng hôn là màu sắc của cảnh vật ở khổ thơ thứ ba.
Câu 5: Cảnh vật trong bài thơ màu sắc biến đổi theo trình tự như thế nào? Em có nhận xét gì về gam màu của cảnh vật từ lúc bình minh đến lúc đêm tối?
Trả lời:
Cảnh vật trong bài thơ màu sắc biến đổi theo trình tự thời gian:
- Bình minh lên với màu sắc tươi sáng
- Hoàng hôn xuống với màu sắc trầm ấm
- Đêm tối với màu sắc tối đen.
Câu 6: Tra từ điển nghĩa của các từ sau: đại ngàn, xa thẳm.
Trả lời:
- Đại ngàn (danh từ); rừng lớn và rậm rạp.
Ví dụ: Cái hoang vắng của núi rừng đại ngàn.
- Xa thẳm (tính từ): xa đến mức như mờ đi, chìm sâu vào khoảng không.
Ví dụ: Phía chân trời xa thẳm.
Câu 7: Trong câu thơ “Những đôi mắt biết nói/ Vẽ màu biển biếc trong” em hiểu đôi mắt biết nói ở đây là gì?
Trả lời:
Đôi mắt biết nói là đôi mắt thu hút dùng ánh mắt để giao tiếp, tất cả đều có thể nhận thấy ở ánh mắt cảm xúc và suy nghĩ.
Câu 8: Xác định biện pháp tu từ chủ đạo trong bài thơ?
Trả lời:
Biện pháp tu từ chủ đạo trong bài thơ là nhân hóa.
Câu 9: Nêu tác dụng cùa biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong bài thơ?
Trả lời:
Tác dụng: Khiến cho thế giới loài vật trở nên sinh động, ngoài ra còn làm cho lời thơ tăng tính hấp dẫn, gợi hình, biểu cảm.
Câu 10: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ?
Trả lời:
Qua bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta rằng: Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Em hiểu dòng thơ “Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi…” là như thế nào?
Trả lời:
Theo em, bạn nhỏ muốn nói rằng mẹ em đã bắt đầu già đi, tóc mẹ đã có những sợi bạc như sương rơi.
Câu 2: Bài thơ thể hiện được nét độc đáo gì của tác giả?
Trả lời:
Bài thơ thể hiện những nét độc đáo của Xuân Quỳnh trong nghệ thuật biểu hiện: Lời thơ 5 chữ giản dị, ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, cách kể tả tự nhiên…
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nội dung của bài thơ là gì?
Trả lời:
Nội dung của bài thơ là bức tranh mà bạn nhỏ tô điểm cảnh vật để vẽ người mẹ yêu quý của mình.
Câu 2: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ?
Trả lời:
Qua bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta rằng: mỗi màu họa một cảnh sắc thiên nhiên khác nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.