Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 17: Viết - Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Viết - Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 17: VẼ MÀU

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết một số cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe?

Trả lời:

Một số cách biết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe:

 - Viết thêm chi tiết (lời, kể, tả…)

 - Viết thêm lời thoại của nhân vật

 - Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.

Câu 2: Một đoạn văn tưởng tượng thường gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?

Trả lời:

Một đoạn văn tưởng tượng thường có 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Câu 3: Thế nào là tưởng tượng?

Trả lời:

Tưởng tượng là hoạt động tâm lí của con người nhằm tái tạo biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ sáng tạo hình tượng mới.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Khi viết đoạn văn tưởng tượng người đọc cần phát huy khả năng gì?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng, cần phải đọc soát lại điều gì?

Trả lời:

Khi viết xong đoạn văn tưởng tượng, cần chú ý đọc soát lại:

 - Dùng từ, đặt câu.

 - Chính tả, chữ viết.

Câu 3: Theo em, đoạn văn có chi tiết tưởng tượng sẽ trở nên như thế nào?

 Trả lời:

Đoạn văn có chi tiết tưởng tượng trở nên sinh động, gần gũi và hay hơn nhờ các chi tiết tưởng tượng đã nhân hóa nhân vật.

Câu 4: Em đã từng đọc những câu chuyện có yếu tố tưởng tượng nào? Kể tên.

Trả lời:

Em từng đọc các câu chuyện có yếu tố tưởng tượng như câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa, Quả Thị…

Câu 5: Đọc câu chuyện sau:

Sự tích cây vú sữa

1. Truyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa, ở vùng Lái Thiêu, thuộc tỉnh Sông Bé, có hai mẹ con nhà nọ sống đơn chiếc cùng nhau. Thương con trai mồ côi bố, mẹ hết sức chiều con, mong con sớm khôn lớn. Thấy mẹ yêu chiều, chú bé đâm ra hay vòi vĩnh, quấy khóc.

Những trò chơi của chú bao giờ cũng tai quái: lúc thì chặt ngang ngọn cây, lấy đá ném đàn gà, lúc thì buộc lông gà vào đuôi mèo, đuổi cho mèo chạy làm đổ canh nóng vào chân mẹ. Bị mẹ mắng, chú vùng vằng  bỏ đi. Thế là chú lang thang hết ngày này sang ngày khác, hái hoa bắt bướm. “Giá không có mẹ thì thích biết mấy! Tha hồ nghịch chẳng ai mắng cả!” Nghĩ vậy, chú càng la cà  khắp chốn không hề biết thương mẹ đang mỏi mắt chờ con. Dọc đường, thấy ai làm gì, chơi gì, chú cũng sà vào góp phần. Ai cho gì chú cũng ăn. Được ăn, thế là chú khoái.

2. Một hôm, chú bé thấy một đàn vịt đẻ bao nhiêu là trứng trong lều. Chú nhặt đá ném vỡ nhiều quả trứng. Người chăn vịt đang ngủ nghe tiếng vịt kêu, tỉnh dậy quát mắng, đuổi bắt. Sợ quá, chú bé bỏ chạy. Chạy mãi, chạy mãi, chú vừa đói vừa mệt. Chú gục xuống bên vệ đường thiếp đi lúc nào không biết. Lúc tỉnh dậy, chú chẳng thấy ai quanh mình mà cũng chẳng ai cho ăn. Đói quá, chú mới nhớ đến mẹ. “Phải tìm đường về thôi, chỉ có mẹ mới cho mình ăn, mới thương yêu mình”.

3. Sau bao ngày lặn lội, chú bé mới tìm được về nhà mình. Đúng là nhà đây rồi! Cảnh vật còn nguyên nhưng mẹ chú thì không còn nữa. “Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi? Hãy về với con…!”. Tiếng chú bé gọi mẹ vang vọng cả bốn bề.

Chú bé không ngờ rằng vì tìm con khắp chốn, mong con không thấy con về, vừa giận vừa thương con, mẹ ngồi khóc mãi. Bà đã chết và hóa thành một cây xanh. Chú bé gọi hoài gọi mãi vẫn không thấy mẹ. Chú chỉ biết ôm lấy cây xanh mà khóc. Bỗng cây xanh run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí đâm ra nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện rồi lớn nhanh, da căng mịn và xanh óng ánh. Và kìa, quả đã chín. Bỗng quả to nhất rơi xuống tay chú bé. Vừa đói, vừa mệt, chú bé đưa quả lên miệng cắn một miếng rõ to. Quả chát quá. Chú định nhè ra thì quả thứ hai rơi xuống tay chú. Chú lột vỏ, cắn vào hạt nhưng cứng quá.

Quả thứ ba lại rụng tiếp vào tay. Lần này chú không ăn vội mà lấy tay nhẹ nhàng xoay quanh trái chín cho đến khi trái mềm dần và nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng trong quả trào ra. Chú bé ngửa miệng uống dòng sữa ngọt và thơm như dòng sữa mẹ. Chú thấy hết cả đói lẫn khát, trong người khoan khoái. Chú ôm lấy cây. Vỏ cây xù xì như bàn tay lam lũ của mẹ. Chú nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Chú nghe tiếng rì rào trong lá: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon, con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”. Ôi đúng tiếng mẹ rồi! Chú òa lên khóc. Cây rung lá, xòa cành ôm lấy chú, trái chín la đà trên vai, trên ngực chú, như tay mẹ vỗ về, âu yếm chú.

4. Mẹ không còn nữa. Giờ chỉ có bạn bè. Chú bé đưa những trái quý đến chia sẻ cùng các bạn. Được ăn trai ngon và nghe chuyện về bà mẹ hiền của chú, các bạn đều ngậm ngùi và tự hứa phải chăm ngoan và chẳng bao giờ làm mẹ buồn phiền. Thấy cây ra quả thơm ngon, bà con ai cũng thích. Họ đem hạt cây lạ ấy gieo khắp nơi và gọi tên là cây Vú Sữa.

Ý nghĩa của truyện “Sự tích cây vú sữa”

Trả lời:

Ý nghĩa của truyện “Sự tích cây vú sữa”: bài học về lòng hiếu thảo và biết quý trọng hiện tại.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Các chi tiết tưởng tượng nào trong câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” gợi lên hình ảnh của mẹ?

Trả lời:

Những nét ở cây gợi lên hình ảnh mẹ: Lá một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoa như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm, vỗ về.



 

Câu 2: Tưởng tượng em là cậu bé nếu được gặp lại mẹ em sẽ nói gì?

Trả lời:

Nếu được gặp lại mẹ, chắc chắn em sẽ ôm chầm lấy mẹ và nói:

 - Con xin lỗi mẹ. Mẹ hãy tha thứ cho con mẹ nhé!



IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Theo em nội dung của một đoạn văn tưởng tượng cần thể hiện?

Trả lời:

Nội dung tưởng tượng cần thể hiện sự sáng tạo.

Câu 2: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng?

Trả lời:

Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng:

 - Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc

 - Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động

 - Chú ý cách dùng từ ngữ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay