Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 19: Luyện từ và câu - Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Luyện từ và câu - Luyện tập về biện pháp nhân hóa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI

LUYỆN TẬP TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHÂN HÓA

 

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Cho đoạn thơ sau:

Ông trời mặc áo giáp đen ra trận

Muôn nghìn cây mía múa gươm

Kiến hành quân đầy đường

Chỉ ra biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ?

Trả lời:

 - Trời được gọi với đại từ nhân xưng là ông, được miêu tả mặc áo giáp và ra trận.

 - Cây mía được miêu tả đang múa gươm

 - Kiến được miêu tả hành quân

 

Câu 2: Cho ví dụ sau: Chú Ong buồn bã và chán nản không còn muốn lấy mật như ngày thường. Biện pháp nhân hóa được sử dụng như thế nào?

Trả lời:

 - Ong được gọi với đại từ nhân xưng là chú

 - Ong được miêu tả “buồn bã và chán nản” như tâm trạng của con người dùng để diễn tả tâm trạng của ong.

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Bác Sét đang đùng đoàng giữa trời.

Từ ngữ nào được dùng để nhân hóa trong câu trên?

Trả lời:

Từ ngữ được dùng để nhân hóa trong câu trên là từ bác.

 

Câu 2: Dấu hiệu để nhận biết câu có sử dụng biện phép nhân hóa?

Trả lời:

Dấu hiệu để nhận biết câu có sử dụng biện phép nhân hóa:

 - Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hóa và từ ngữ dùng để nhân hóa

 - Nêu tác dụng của biện phép nhân hóa.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện phép nhân hóa?

Trả lời:

 - Giúp các loại đồ vật, sự vật (như cây cối) trở nên sinh động trong suy nghĩ và trở nên gần gũi hơn với con người

 - Giúp những sự vật, đồ vật có thể biểu hiện được các suy nghĩ hay bày tỏ thái độ, tình cảm như con người

 - Giúp tác phẩm trở nên có hồn và sống động hơn

 - Giúp tác giả thể hiện được trọn vẹn cảm xúc, câu từ, cũng như lối diễn đạt được hay hơn, logic hơn

 

Câu 4: Từ ngữ nào trong câu “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi” là từ để chỉ hoạt động tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?

Trả lời:

Từ “dệt” là từ để chỉ oạt động tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật.

 

Câu 5: Đặt 1-2 câu sử dụng biện pháp nhân hóa?

Trả lời:

 - Chị Mây kéo hết mây đen đến đây rồi!

 - Bác gà trống đứng gáy trên đống rơm.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trong câu “Bác chim đậu trên ngọn cây hót héo von” đã sử dụng hình thức nhân hóa nào?

Trả lời:

 - Sự vật được nhân hóa trong câu là “Bác chim”

 - Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi loài chim

 

Câu 2: Trong câu “Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới” đã sử dụng hình thức nhân hóa nào?

Trả lời:

 - Sử dụng từ ngữ xưng hô “ông” để gọi mặt trời

 - Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người “ban phát” dùng cho sự vật được nhân hóa.

 

Câu 3: Cho ví dụ về kiểu nhân hóa dùng các từ ngữ thường gọi con người để gọi tên con vật?

Trả lời:

Ví dụ: “Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần”

ð Dùng từ ngữ gọi con người “cô” để gọi tên con chim.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lấy ví dụ về dùng từ ngữ chỉ tính chất của người để tả tính chất của vật?

Trả lời:

Ví dụ: tả tính cách: “Dòng sông mới điệu làm sao”

ð Ở ví dụ này, sự êm dịu của dòng sông được miêu tả cả từ “điệu” vốn thường dùng để nhắc về các cô gái thướt tha yểu điệu.

 

Câu 2: Lấy ví dụ về dùng từ ngữ xưng hô với vật như với người?

Trả lời:

Ví dụ: “Này chú chuột đồng, sao cậu lén lút vào nhà mình mà không xin phép”

ð Gọi con chuột bằng “chú” như cách nói chuyện xưng hô với con người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay