Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 19: Viết - Viết đoạn văn tưởng tượng
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Viết - Viết đoạn văn tưởng tượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO
BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI
VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Viết đoạn văn tưởng tượng là viết về gì?
Trả lời:
Viết đoạn văn tưởng tượng là kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.
Câu 2: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng được xác định như thế nào?
Trả lời:
Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng được xác định dựa trên nhân vật và nội dung của một câu chuyện đã đọc.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng cần viết những gì?
Trả lời:
Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng, tưởng tượng.
Câu 2: Triển khai một đoạn văn tưởng tượng như thế nào?
Trả lời:
Phần triển khai của một đoạn văn tưởng tượng kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã lựa chọn.
Câu 3: Cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng?
Trả lời:
- Tạo được sự bất ngờ, thú vị…cho người đọc
- Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
Câu 4: Phần kết thúc nêu ra cảm nghĩ của người viết?
Trả lời:
Phần kết thúc nêu cảm nghĩ và gợi ra những tưởng tượng tiếp theo.
Câu 5: Sau khi viết xong cần chỉnh sửa như thế nào?
Trả lời:
Chính sửa:
- Trình bày rõ những điều đã tưởng tượng
- Nội dung tưởng tượng thể hiện sự sáng tạo.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Đọc soát lại đoạn văn ta cần dọc soát những gì?
Trả lời:
Chính sửa:
Đọc soát:
- Nội dung đoạn văn tưởng tượng kết nối với câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
- Những điều tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc
- Cách viết mở đầu hoặc kết thúc mới mẻ, hấp dẫn
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Câu 2: Viết đoạn văn tưởng tượng kể về cuộc gặp gỡ với một nhân vật cổ tích mà em yêu mến.
Trả lời:
Gợi ý:
- Đó là nhân vật cổ tích nào? (Ví dụ như: Tấm cám, Lọ Lem...)
- Mở đoạn: giới thiệu về tên câu chuyện và nhân vật cổ tích trong câu chuyện
- Triển khai: kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng theo các phương án
+ Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện
+ Viết tiếp đoạn kết...
- Kết thúc: nêu cảm nghĩ của em
Câu 3: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?
Trả lời:
- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.
- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Những từ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong bài văn tưởng tượng là gì?
Trả lời:
Tìm các từ phù hợp.
Ví dụ: vui, thích thú, phấn khởi, thoải mái, chán, tuyệt vời, choáng ngợp…
Câu 2: Cho các đề bài sau:
1. Kể về cuộc gặp gỡ với một nhân vật cổ tích mà em yêu mến
2. Kể lại một câu chuyện mà em đã từng đọc từng nghe.
Đề bài nào thuộc kể chuyện tưởng tượng?
Trả lời:
Đề bài 1: Kể về cuộc gặp gỡ với một nhân vật cổ tích mà em yêu mến thuộc kể chuyện tưởng tượng.