Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 20: Viết - Trả bài viết đoạn văn tưởng tượng

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 20 Viết - Trả bài viết đoạn văn tưởng tượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 20: BẦU TRỜI MÙA THU

VIẾT: TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG

 

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tiêu chí của một đoạn văn tưởng tượng hay là gì?

Trả lời: 

Một đoạn văn tưởng tượng hay cần có sự sáng tạo, cách viết mở đầu và kết thúc mới mẻ, hấp dẫn.

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chúng ta cần làm gì khi các thầy cô trả bài?

Trả lời: 

Khi các thầy cô trả bài chúng ta cần đọc lại bài của mình và nghe những lời nhận xét của thầy cô để biết được ưu và nhược của mình về bài làm văn.

 

Câu 2: Viết đoạn văn tưởng tượng là viết về gì?

Trả lời:

Viết đoạn văn tưởng tượng là kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra

Câu 3: Nhắc lại các bước triển khai một đoạn văn tưởng tượng?

Trả lời:

 - Mở đoạn: câu mở đoạn sẽ có nhiệm vụ giới thiệu về sự việc (Nhân vật, sự vật...) tưởng tượng

 - Thân đoạn: kể về câu chuyện mình tưởng tượng

 - Kết đoạn; khép lại câu chuyện mình đã tưởng tượng.

 

Câu 4: Từ các nhận xét của thầy cô về bài làm của mình nếu chưa tốt em cần phải làm gì?

Trả lời: 

Từ các nhận xét của thầy cô về bài làm của mình nếu chưa tốt em cần phải nghe và tiếp thu những lời nhận xét của thầy cô. Em sẽ sửa chữa lỗi và không lặp lại những lỗi sai đó. Đọc lại bài của các bạn được thầy cô khen và lấy đó làm kinh nghiệm.

 

Câu 5: Đọc lại bài để sửa những lỗi gì?

Trả lời:

 - Đầy đủ mở đầu, triển khai, kết thúc

 - Những điều tưởng tượng có kết nối với câu chuyện

 - Cách dùng từ, đặt câu

 - Chính tả.

 

III. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng được xác định như thế nào?

Trả lời:

Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng được xác định dựa trên nhân vật và nội dung của một câu chuyện đã đọc.

 

Câu 2: Lưu ý khi triển khai đoạn văn tưởng tượng là gì?

Trả lời:

Lưu ý:

 - Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị...cho người đọc

 - Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn  thêm sinh động.

 

Câu 3: Trước khi viết một đoạn văn tưởng tượng cần có bước chuẩn bị như thế nào?

Trả lời:

Chuẩn bị:

 - Lựa chọn câu chuyện yêu thích

 - Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng.

 

IV. VẬN DỤNG

Câu 1: Ghi lại những điều mà em muốn học tập từ các bài làm được thầy cô khen?

Trả lời:

 - Cách viết mở đầu có sức cuốn hút

 - Cách viết kết thúc gây bất ngờ hoặc có sức gợi mở

 - Những chi tiết tưởng tượng độc đáo, thú vị, có nhiều sáng tạo.

 

Câu 2: Cho đề bài sau: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe em sẽ triển khai như thế nào?

Trả lời:

 - Mở đoạn: câu mở đoạn sẽ có nhiệm vụ giới thiệu về sự việc (Nhân vật, sự vật...) tưởng tượng

 - Thân đoạn: kể về câu chuyện mình tưởng tượng

 - Kết đoạn; khép lại câu chuyện mình đã tưởng tượng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay