Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 25: Viết - Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 25: Viết - Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT VỀ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Bài văn miêu tả con vật thường có mấy phần?

Trả lời:

Bài văn miêu tả con vật thường có 3 phần:

 - Mở bài: giới thiệu về con vật theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp

 - Thân bài: tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động…của con vật

 - Kết bài: nêu suy nghĩ, cảm xúc…về con vật theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đối tượng trong bài đọc là con vật gì?

Trả lời:

Đối tượng trong bài đọc là con rùa.

Câu 2: Con rùa được giới thiệu như thế nào trong bài đọc?

Trả lời:

Con rùa trong bài đọc có tên gọi là Su, chú rùa nhỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu và được ông bà nuôi 7 năm rồi.

Câu 3: Xác định phần mở bài của bài văn?

Trả lời:

Phần mở bài của bài văn: Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

Câu 4: Nội dung chính của phần mở bài là gì?

Trả lời:

Nội dung chính: giới thiệu về chú rùa Su.

Câu 5: Xác định phần thân bài của bài văn?

Trả lời:

Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy

Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo:“Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu nội dung chính của phần thân bài?

Trả lời:

Nội dung chính: miêu tả đặc điểm, hoạt động…của chú rùa Su.

Câu 2: Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả đặc điểm gì của con rùa?

Trả lời:

Phần thân bài có 2 đoạn.

 - Đoạn 1: Miêu tả những đặc điểm của chú rùa là: mai, đầu, đôi mắt

 - Đoạn 2: Miêu tả những đặc điểm của chú rùa là:chân, móng, chăm đi bộ.

Câu 3: Cho hai mở bài sau:

Mở bài 1: Su là chú rùa nhỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

Mở bài 2: Trước đây, em luôn nghĩ rùa không đáng yêu vì đó là loài vật chậm chạp, nặng nề. Nhưng em đã thay đổi suy nghĩ ấy khi gặp Su. Su là chú rùa nhỏ ở nhà ông bà em. Chơi với Su, em phát hiện ra Su là con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu nhất mà em từng gặp.

Nhận xét về hai cách mở bài?

Trả lời:

 - Mở bài 1: mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự vật mình định miêu tả

 - Mở bài 2: mở bài gián tiếp: nói thêm những chi tiết khác để dẫn vào sự vật định miêu tả.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Viết kết bài mở rộng và không mở rộng cho bài văn miêu tả chú rùa Su?

Trả lời:

 - Kết bài mở rộng: Mỗi khi sang nhà ông bà chơi, em lại chăm sóc và chơi đùa với Su. Từ ngày có Su, em thường tìm đọc sách báo về rùa đá để hiểu hơn về Su. Su đúng là một người bạn thú vị.

 - Kết bài không mở rộng: Em rất thích Su và có lẽ Su cũng rất thích em.

Câu 2: Em có nhận xét gì về hai cách kết bài trên?

Trả lời:

 - Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết cảm nghĩ về sự vật đang miêu tả mà không bình luận gì thêm.

 - Kết bài mở rộng: mở rộng thêm nội dung, đưa ra thêm nhiều vấn đề xung quanh sự vật được miêu tả.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay