Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 25: Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 25: Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

LUYỆN TẬP TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH TỪ

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Chỉ ra trong các ví dụ sau các tính từ và loại của tính từ?

1. Trời thu lá vàng rụng đầy phố.

2. Sáng sớm chim đã hót líu lo trên cành cây

3. Cô ấy trông thật xinh xắn.

Trả lời:

Ví dụTính từLoại tính từ
1VàngTính từ chỉ màu sắc
2Líu loTính từ chỉ trạng thái
3Xinh xắnTính từ chỉ tính chất

Câu 2: Tìm tính từ trong đoạn thơ:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Trả lời:

 - Tính từ trong đoạn thơ: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tính từ là gì? Cho ví dụ về một loại của tính từ?

Trả lời:

 - Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái

 - Ví dụ: tính từ chỉ âm thanh như ồn ào, ào ào, xào xạc, lao xao…

Câu 2: Tìm tính từ trong câu sau: “Cơn gió mạnh gây ra tiếng rì rầm trên mái nhà”? Giải thích nghĩa của tính từ đó.

Trả lời:

 - Tính từ trong câu: rì rầm

 - Rì rầm là tiếng ồn đều đặn, mạnh mẽ.

Câu 3: Tác dụng khi sử dụng tính từ âm thanh trong câu?

Trả lời:

Tác dụng:

 - Tạo hình ảnh sống động

 - Tạo sự mô phỏng âm thanh

Câu 4: Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Tìm và chỉ ra có mấy tính từ trong đoạn văn trên?

Trả lời:

Có 5 tính từ trong đoạn văn trên: bóng mỡ, ưa nhìn, to, bướng, đen nhánh.

Câu 5: Đặt câu với các tính từ sau: hơi, quá, rất?

Trả lời:

 - Gấu túi di chuyển hơi chậm

 - Con rùa bò rất chậm

 - Ốc sên di chuyển quá chậm

III. VẬN DỤNG

Câu 1: “Tim tím, tím, tím lịm” là loại tính từ nào?

Trả lời:

“Tim tím, tím, tím lịm” là loại tính từ về mức độ màu sắc.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng tính từ chỉ màu sắc? Gạch chân.

Trả lời:

   Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè. Không khí ngột ngạt. Những cơn mưa bóng mây như đùa vui với người. Những làn gió nhè nhẹ thổi qua làm dịu hẳn cái nắng ngột ngạt của mùa hè. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Em rất yêu mùa hè. Thật thú vị biết bao khi hè về!

Câu 3: Sắp xếp các từ sau vào các loại tính từ phù hợp: mênh mông, bao la, vàng óng, thật thà, nhỏ nhắn, xanh biếc, cao lớn.

Trả lời:

Tính từ chỉ màu sắcTính từ chỉ hình dángTính từ chỉ tính chất phẩm chất
Vàng óng, anh biếcCao lớn, nhỏ nhắnMênh mông, bao la, thật thà

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Đặt câu với tính từ chỉ mùi vị? Gạch chân dưới tính từ.

Trả lời:

 - Ngọt: Quả cam này ngọt làm sao!

 - Tanh: Khu chợ này toàn mùi tanh của cá.

 - Thơm: Đi trên phố em ngửi thấy mùi thơm của hoa sữa.

Câu 2: Các lỗi sai khi sử dụng tính từ?

Trả lời:

 - Không nhận diện được tính từ

 - Sử dụng không chính xác, không phù hợp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay