Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 29: Luyện từ và câu - Luyện tập về dấu gạch ngang

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29 - Luyện từ và câu - Luyện tập về dấu gạch ngang. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 29: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG

 

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?

Trả lời:

Tác dụng của dấu gạch ngang: có thể được dùng để đánh dấu các ý trog một đoạn liệt kê và nối các từ ngữ trong một liên danh.

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong ví dụ sau:

- Chào chị - Em trai thấy tôi đi học về liền chạy ra chào. - Chào chị - Em trai thấy tôi đi học về liền chạy ra chào.

- Em trai của chị ngoan quá! – Tôi trả lời em. - Em trai của chị ngoan quá! – Tôi trả lời em.

Trả lời:

 - Dấu gạch ngang đặt đầu dòng dùng để đánh dấu chỗ bắt dầu lời nói của nhân vật trong cuộc đối thoại.

 - Dấu gạch ngang trong dòng lời đối thoại dùng đánh dấu phần chú thích trong câu.

Câu 2: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong ví dụ sau:

Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- -  Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.  - Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Trả lời:

Tác dụng của dấu gạch ngang là chỉ rõ chỗ bắt đầu lười nói của nhân vật.

 

Câu 3: Cho ví dụ sau:

Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:

- Sao lại gọi là hoa chiều tàn - Sao lại gọi là hoa chiều tàn

- Là bởi vì trưa nở, chiều tàn. - Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.

Nêu công dụng của dấu gạch ngang?

Trả lời:

Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

 

Câu 4: Lấy 2 ví dụ về dấu gạch ngang với hai công dụng dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, dùng để nối các từ trong một liên danh?

Trả lời:

1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

→ Ông lão nói:

 - Tôi chẳng có gì cho cậu đâu.

2. Nối các từ trong một liên danh

→ Thừa Thiên - Huế là một tỉnh thành của đất nước Việt Nam.

 

Câu 5: Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu sau đây:

My gọi tôi:

Bạn chờ tớ ra về cùng nhé!

Được thôi, tớ sẽ chờ bạn.

Trả lời:

My gọi tôi:

- Bạn chờ tớ ra về cùng nhé! - Bạn chờ tớ ra về cùng nhé!

- Được thôi, tớ sẽ chờ bạn. - Được thôi, tớ sẽ chờ bạn.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Điền dấu câu thích hợp vào dấu ba chấm:

Chương trình học bổng Trái tim cho em đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc…Trung…Nam.

Trả lời:

Chương trình học bổng Trái tim cho em đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.

 

Câu 2: Xác định công dụng của dấu gạch ngang?

- Yêu tổ quốc, yêu đồng bào - Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

- Học tập tốt, lao động tốt - Học tập tốt, lao động tốt

- Giữ gìn vệ sinh thật tốt - Giữ gìn vệ sinh thật tốt

- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. - Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Trả lời:

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 3: Cô ấy đang dạy môn Sử cho lớp 9. Cô ấy – giáo viên mới trường mình chuyển về đây công tác được 2 tháng rồi.

Xác định công dụng dấu gạch ngang trong câu trên?

Trả lời:

Dấu gạch ngang dùng để chú thích cho câu.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Năm 1975, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Xác định công dụng của dấu gạch ngang.

Trả lời:

Công dụng của dấu gạch ngang dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.

 

Câu 2: Dấu gạch ngang là gì?

Trả lời:

Dấu gạch ngang được viết là ( - ), là một dấu câu của Tiếng Việt. Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay