Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì I - Phần 1 - Ôn tập

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì I - Phần 1 - Ôn tập. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I PHẦN 1: ÔN TẬP TIẾT 1 – 2 Câu 1: Nêu tên chủ đề mà em đã được học ở cuối kì I? Trả lời: Những chủ đề mà em đã được học ở cuối kì I là: - Chủ đề: Niềm vui sáng tạo - Chủ đề: Chắp cánh ước mơ Câu 2: Kể tên các bài đọc ở chủ điểm niềm vui sáng tạo? Trả lời: Các bài đọc ở chủ điểm niềm vui sáng tạo: - Vẽ màu - Đồng cỏ nở hoa - Thanh âm của núi - Bầu trời mùa thu - Làm thỏ con bằng giấy - Bức tường có nhiều phép lạ - Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng - Người tìm đường lên các vì sao Câu 3: Kể tên các bài đọc ở chủ điểm chắp cánh ước mơ? Trả lời: Các bài đọc ở chủ điểm chắp cánh ước mơ: - Bay cùng ước mơ - Con trai người làm vườn - Nếu em có một khu vườn - Bốn mùa mơ ước - Ở vương quốc Tương lai - Cánh chim nhỏ - Nếu chúng mình có phép lạ - Anh Ba. Câu 4: Biện pháp nhân hóa được sử dụng như thế nào trong câu sau: Khi mặt trời lặng im Nằm dài sau dãy núi Ấy là lúc bóng đêm Tô màu cho thế giới. (Nguyễn Quỳnh Mai) Trả lời: - Vật được nhân hóa: mặt trời, bóng đêm. => Nhân hóa bằng cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả vật. Câu 5: Cho đoạn thơ sau: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta. (trích Sầu riêng - Mai Văn Tạo) Tìm các danh từ, tính từ, động từ có trong đoạn văn trên. Trả lời: - Danh từ: hoa sầu riêng, cuối năm, gió, hương, hương cau, hương bưởi, khu vườn, hoa, chùm, cánh hoa, vảy cá, cánh sen con, nhụy, cuống hoa, trái, trái sầu riêng cành, tổ kiến, tháng tư, tháng năm - Tính từ: thơm ngát, trắng ngà, nhỏ, lác đác, hao hao, li ti - Động từ: trổ, đưa, tỏa, đậu, ra, lủng lẳng, rộ TIẾT 3 – 4 Câu 1: Trong các bài thơ đã học ở kì I em thích đoạn thơ nào nhất trong bài thơ đó? Vì sao? Trả lời: Trong các bài thơ đã học ở kì I em thích đoạn thơ sau trong bài thơ “Bốn mùa mơ ước” vì em thích khung cảnh mùa thu nhất. Vì mùa thu thời tiết mát mả, có bầu trời thu xanh biếc và có vầng trăng cùng với những vì sao sáng lấp lánh: “Em mơ vầng trăng sáng tỏ Lung linh giữa trời thu xanh Vui cùng những ngôi sao nhỏ Như ngàn đôi mắt long lanh” Câu 2: Chỉ ra biện pháp nhân hóa được sử dụng trong các ví dụ sau: 1. Quê em có dòng sông uốn quanh cánh đồng lúa chín. 2. Mèo con buồn rầu nằm dưới mái hiên. Trả lời: 1. Quê em có dòng sông uốn quanh cánh đồng lúa chín. - Hình ảnh nhân hóa: con sông - Nhân hóa miêu tả hình dáng của con sông như biết uốn lượn. 2. Mèo con buồn rầu nằm dưới mái hiên. - Hình ảnh nhân hóa: mèo con buồn rầu - Dùng từ ngữ chỉ tâm trạng của con người để miêu tả tâm trạng của con mèo. Câu 3: Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong ví dụ sau: - Chào chị - Em trai thấy tôi đi học về liền chạy ra chào. - Em trai của chị ngoan quá! – Tôi trả lời em. Trả lời: - Dấu gạch ngang đặt đầu dòng dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong cuộc đối thoại. - Dấu gạch ngang trong dòng lời đối thoại dùng đánh dấu phần chú thích trong câu. Câu 4: Lấy 2 ví dụ về dấu gạch ngang với hai công dụng dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, dùng để nối các từ trong một liên danh? Trả lời: 1. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê → Ông lão nói: - Tôi chẳng có gì cho cậu đâu. 2. Nối các từ trong một liên danh → Thừa Thiên - Huế là một tỉnh thành của đất nước Việt Nam. Câu 5: Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu sau đây: My gọi tôi: Bạn chờ tớ ra về cùng nhé! Được thôi, tớ sẽ chờ bạn. Trả lời: My gọi tôi: - Bạn chờ tớ ra về cùng nhé! - Được thôi, tớ sẽ chờ bạn. TIẾT 5 Câu 1: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật mà em yêu thích nhất. Trả lời: 1. Mở bài: Mẹ em có nuôi một chú gà trống được khá lâu rồi. 2. Thân bài - Tả bao quát hình dáng chú gà trống: + Màu sắc: lông màu đen pha chút màu trắng, xanh và màu đỏ tía. + Hình dáng: to. - Tả chi tiết: + Bộ lông: màu đen xanh, hai cánh to, úp sát vào thân hình. Lông ở cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ. + Đầu to, oai vệ. Mắt tròn, đen. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ. + Đùi gà to, mập mạp, chắc nịch. + Chân có cựa sắc, vảy sừng màu vàng cứng. + Đuôi cong vồng, lông óng mượt, pha lẫn nhiều màu sắc rất đẹp. - Hoạt động và thói quen: + Mỗi buổi sáng, chú đều gáy to gọi cả nhà dậy. + Chú đi loanh quanh trong vườn mổ thóc, bới giun. 3. Kết bài Em rất yêu chú gà. Em coi chú gà như một người bạn của em Câu 2: Rô ron bám theo vây rô mẹ, tung tăng len lỏi quanh các nhánh cây, rễ cỏ ngập nước. Nó nô nghịch như một đứa trẻ hiếu động. Khi thì nó ngậm một cái rễ cỏ kéo mạnh cho chìm xuống rồi phóng vút qua như một mũi tên. Lúc nó lại ngoi lên như đang chơi trốn tìm, đảo mắt nhìn theo bóng gã chuồn chuồn. Nó tròn miệng thở, làm mặt nước nổi lên một cái bong bóng nhỏ tí xíu như hạt ngọc trong suốt trên mặt nước. Đoạn văn trên miêu tả con gì? Đặc điểm của con vật này như thế nào? Trả lời: - Đoạn văn trên miêu tả cá rô con - Đặc điểm của cá rô con: nghịch như một đứa trẻ hiếu động, phóng vút qua như một mũi tên, ngoi lên như đang chơi trốn tìm, cái bong bóng nhỏ tí xíu như hạt ngọc trong suốt trên mặt nước. Câu 3: Viết một đoạn văn miêu tả con vật mà em yêu quý. Trả lời: Chú mèo nhà em rất xinh xắn. Chú có bộ lông màu vàng óng, dày rậm và rất mềm mượt, chú rất thích nằm úp bụng xuống đất để em vuốt ve. Mỗi khi em vuốt ve như thế, đôi mắt to tròn của chú lim dim như muốn ngủ, hưởng thụ cảm giác thoải mái.Chú mèo có đôi chân khá dàu, thon và đặc biệt bàn chân êm và mềm. Lớp đệm dưới châm mềm mại giúp chú mèo đi lại trên mọi địa hình mà không hề gây ra tiếng động. Câu 4: Lưu ý khi quan sát đặc điểm ngoại hình con vật? Trả lời: Lưu ý khi quan sát đặc điểm ngoại hình con vật: quan sát kĩ đặc điểm nổi bật của con vật khiến em thấy thú vị (ví dụ: sừng trâu cong vút, đuôi mèo dài, mỏ vẹt khoằm…) Câu 5: Lưu ý khi quan sát hoạt động và thói quen của con vật? Trả lời: Quan sát kĩ hoạt động nổi bật của con vật khiến em thấy thú vị (ví dụ: mèo chạy nhảy êm như ru, rùa đi rất chậm, ngựa chạy rất nhanh, tắc kè có thể đổi màu…)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay