Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì I - Phần 2 - Đánh giá cuối học kì I
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì I - Phần 2 - Đánh giá cuối học kì I. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
TIẾT 6 - 7
A. ĐỌC
Câu 1: Đọc bài thơ “Nhắm mắt lại” và cho biết chỉ cần nhắm lại sẽ thấy điều gì?
Trả lời:
Chỉ cần nhắm mắt lại sẽ tưởng tượng ra một thế giới bao la lung linh như điều ước.
Câu 2: Bài thơ “Nhắm mắt lại” được viết theo thể thơ gì?
Trả lời:
Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ.
Câu 3: Trong thế giới của bài thơ “Nhắm mắt lại” có những sự vật gì?
Trả lời:
Trong thế giới của bài thơ “Nhắm mắt lại” có những sự vật:
- Các bé gái
- Bé trai
- Bầy thú dữ
- Cá mập
- Ốc sên
- Lợn
- Dơi
- Cá.
Câu 4: Những sự vật trong thế giới của “Nhắm mắt lại” được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Những sự vật được miêu tả trong thế giới đó:
- Các bé gái làm công chúa kiêu sa.
- Bé trai làm hoàng tử.
- Bầy thú dữ ngủ khò trên lá khô
- Cá mập đùa nhảy nhót
- Ốc sên có thể hót
- Lợn sẽ nhún chân bay
- Dơi tung tăng cả ngày
- Cá lên bờ đi bộ.
Câu 5: Em biết gì về món cá lóc nướng trui?
Trả lời:
Cá lóc nước trui là cá lóc nướng nguyên con và nướng cháy vảy.
Câu 6: Trong bài đọc “Hương vị đồng quê” nhân vật chính là ai?
Trả lời:
Trong bài đọc “Hương vị đồng quê” nhân vật chính là nam và Siêng.
Câu 7: Trong bài đọc, Nam và Sương xuất hiện như thế nào?
Trả lời:
Nắng sớm ở nông thôn đến rất nhanh. Mới bảy giờ ba mươi, đồng ruộng đã ngập nắng chói chang. Siêng và Nam ngồi trên mô đất giữa nắng ấm
Câu 8: Cậu bé Siêng được giới thiệu là một cậu bé như thế nào?
Trả lời:
Cậu bé Siêng nhỏ xíu, đen đúa với mái tóc cháy nắng là “thổ địa” nhỏ của vùng đất Thất Sơn này.
Câu 9: Siêng đã rủ Nam làm những việc gì ở Thất Sơn?
Trả lời:
Siêng đã rủ Nam ở Thất Sơn: Dùng trứng kiến làm mồi câu, câu cá, thưởng thức cá nướng.
Câu 10: Nêu cảm nhận của em về câu chuyện trên?
Trả lời:
Câu chuyện đã cho ta thấy được những thú vui ở nông thôn. Không chỉ thành phố mà ở nông thôn cũng có những trải nghiệm đặc sắc mà khó ở đâu có được. Ngoài ra, câu chuyện còn đề cập đến tình bạn đáng quý giữa Nam và Siêng.
Câu 11: Đặt 2 câu có chứa danh từ:
- a. Chỉ con vật
- b. Chỉ thời gian.
- a. Chỉ con vật: Chó là loài vật thân cận với con người
- b. Chỉ thời gian: Vào mùa thu, cây cối rụng hết lá.
Câu 13: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong ví dụ sau:
Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
- - Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư. - Thưa ông, cháu là con ông Thư.
Trả lời:
Tác dụng của dấu gạch ngang là chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
- B. VIẾT
Câu 1: Viết một bài văn miêu tả con vật?
Trả lời:
- Gợi ý:
- a. Mở bài: Giới thiệu con vật định tả:
- b. Thân bài:
- c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ (của người tả hoặc những người khác: yêu quý gắn bó như nào...) về con vật.
Câu 2: Theo em nên lựa chọn các đặc điểm của con vật như thế nào?
Trả lời:
Theo em nên lựa chọn các đặc điểm con vật: lựa chọn các đặc điểm nổi bật của con vật để miêu tả.