Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì I - Phần 2 - Đánh giá giữa học kì I

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì I - Phần 2 - Đánh giá giữa học kì I. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 6 – 7

A. ĐỌC

Câu 1: Cho câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

HOA TÓC TIÊN

   Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

(Theo Băng Sơn)

Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc do đâu?

Trả lời:

Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc do: những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

 

Câu 2: Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiến trong câu chuyện “Hoa tóc tiên”, tác giả liên tưởng đến điều gì?

Trả lời:

Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiến trong câu chuyện “Hoa tóc tiên”, tác giả liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống giản dị của thầy giáo.

 

Câu 3: Nêu nội dung chính của câu chuyện “Hoa tóc tiên”?

Trả lời:

Nội dung chính của câu chuyện “Hoa tóc tiên”: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.

Câu 4: Theo em bạn nhỏ trong câu chuyện “Hoa tóc tiên” là người học trò như thế nào?

Trả lời:

Bạn nhỏ trong câu chuyện “Hoa tóc tiên” là người họ trò ngoan luôn yêu quý và kính trọng người thầy giáo của mình.

Câu 5: Dựa vào câu chuyện “Hoa tóc tiên” em hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng động từ (gạch chân dưới động từ) về một loài hoa mà em yêu thích?

Trả lời:

   Một mùi hương quyến rũ, nhè nhẹ lôi cuốn tôi vào vườn. Mùi hương đó tỏa ra từ nàng hoa hồng kiều diễm, xinh đẹp. Hoa hồng màu đỏ thẫm, được dát bạc dưới ánh nắng vàng óng của ông mặt trời. Những giọt sương đêm long lanh đẫm nước còn đọng lại trên những cánh hoa hồng nở nụ cười tươi, càng làm tô điểm thêm vẻ tràn đầy sức sống của hoa. Hoa có nhiều cánh xếp lại, mỏng như lụa, khi sờ vào tôi cảm thấy sự mềm mại của cánh hoa.

 

Câu 6: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ

    Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này. - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này.

Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy:

- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ? - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?

Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công. - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

 Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ!

(Linh Nga)

Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích thử thách sự tự tin của học sinh.

Câu 7: Đề kiểm tra đầu năm học của thầy giáo dạy toán có gì đặc biệt? Vì sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?

Trả lời:

 - Đề kiểm tra được chia thành ba mức độ với ba mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.

 - Phần lớn học sinh trong lớp chọn dạng đề thứ hai vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm để ăn chắc điểm.

Câu 8: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.

 

Câu 9: Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ dưới đây và đặt câu với một từ tìm được?

1. Ngạc nhiên

2. Rụt rè

3. Tự tin

Trả lời:

1. Ngạc nhiên: kinh ngạc, bất ngờ, hoảng hốt, khó tin…

ð Đặt câu với từ “bất ngờ”: Bạn em bất ngờ tặng em một món quà nhân ngày sinh nhật.

2. Rụt rè: e dè, nhút nhát, e ngại…

ð Đặt câu với từ “nhút nhát”: Bạn nhỏ nhút nhát khi gặp người lạ.

3. Tự tin: vững tin, mạnh dạn, dày dạn…

ð Đặt câu với từ “tự tin”: Cậu phải mạnh dạn lên, đừng nhút nhát quá!

Câu 10: Tìm động từ chỉ cảm xúc của thầy giáo và học sinh trong câu chuyện trên?

Trả lời:

 - Động từ chỉ cảm xúc của thầy giáo: nghiêm nghị, mỉm cười.

 - Động từ chỉ cảm xúc của học sinh: ngạc nhiên, rụt rè.

  • B. VIẾT

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn về một tiết học mà em yêu thích?

Trả lời:

  Trong các môn học, em thích nhất là mĩ thuật. Môn mĩ thuật sẽ được học vào tiết hai, buổi sáng thứ ba và thứ năm hàng tuần. Cứ đến giờ học, em lại cảm thấy vô cùng háo hức. Thầy giáo dạy mĩ thuật đã dạy chúng em cách vẽ tranh, tô màu. Em thích nhất là được vẽ những bức tranh về cây cối, hoa lá. Sau mỗi tiết học, chúng em thường đem tranh của mình ra để khoe với các bạn khác. Mỗi tiết mĩ thuật thật là vui vẻ, bổ ích.

 

Câu 2: Viết đoạn văn kể về một nhân vật em yêu thích trong những câu chuyện mà em đã đọc?

Trả lời:

  Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh!

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay