Đáp án Địa lí 8 cánh diều bài 2: Địa hình Việt Nam

File đáp án Địa lí 8 cánh diều bài 2: Địa hình Việt Nam.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều

BÀI 2: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và có sự thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, từ miền núi xuống đầu bằng..... tạo nên các khu vực địa hình khác nhau. Tuy nhiên, địa hình nước ta vẫn có những đặc điểm chung. Vậy những đặc điểm chung đó là gì? Hãy kể tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta. 

Trả lời:

- Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:

  • Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
  • Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
  • Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người.

- Kể tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta:

  • Dãy núi: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, dãy Trường Sơn Nam,..
  • Cao nguyên: Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Lâm Viên,…
  • Đồng bằng: ĐB. Sông Hồng. ĐB. Sông Cửu Long. ĐB. Duyên hải miền Trung,…

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH.

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các bức ảnh hãy:

- Cho biết địa hình nước ta có những đặc điểm chủ yếu nào?

- Lựa chọn và trình bày về một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình nước ta.

Trả lời:

- Một trong những đặc điểm của địa hình Việt Nam: Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt.

  • Trải qua quá trình địa chất lâu dài, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá hủy, tạo nên những bề mặt san bằng, thấp và thoải.
  • Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.

- Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

  • Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
  • Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

II. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

  1. Địa hình đồi núi

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 2.2 hãy trình bày đặc điểm địa hình của khu vực đồi núi ở nước ta.

Trả lời:

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

  1. Địa hình đồng bằng.

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy trình bày đặc điểm địa hình của các khu vực đồng bằng ở nước ta.

Trả lời:

Đặc điểm của địa hình đồng bằng nước ta:

Bên cạnh các đặc điểm chung của địa hình nước ta, khu vực đồng bằng còn có đặc trưng riêng đó là có hiện tượng Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở vùng núi. Rìa phía Đông Nam của Đồng bằng sông Hồng và Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn lấn ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét.

Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.

Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

  • Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
  • Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2

Các đồng bằng Duyên hải Trung bộ

  • Diện tích khoảng 15.000km2
  • Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

3. ĐỊA HÌNH BỜ BIỂN VÀ THỀM LỤA ĐỊA.

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2.2, 2.8, hãy trình bày đặc điểm địa hình của khu vực bờ biển và thềm lụa địa ở nước ta.

Trả lời:

- Đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển nước ta:

Có 2 dạng chính:

  • Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển.
  • Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo: khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát. Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

- Đặc điểm thềm lục địa nước ta:

  • Mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.
  • Thu hẹp và sâu hơn ở vùng biển miền Trung

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm các khu vực địa hình của nước ta.

Trả lời:

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Địa phương nơi em sinh sống thuộc khu vực địa hình nào? Hãy mô tả đặc điểm địa hình nơi em sinh sống.

Trả lời:

Địa phương là thành phố Hà Nội

- Địa phương em đang sinh sống nằm ở đồng bằng Sông Hồng thuộc khu vực địa hình đồng bằng.

- Mô tả đặc điểm địa hình:

  • Địa hình thấp trũng hình thành nhiều ô trũng thuận lợi phát triển nông nghiệp: trồng lúa nước, hoa màu, rau củ quả.
  • Đây là nơi tập trung đông dân cư, các điểm du lịch, công nghiệp, tài chính, thương mại ⇒ Dịch vụ phát triển mạnh.

=> Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 2: Địa hình Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay