Đáp án hóa học 11 kết nối tri thức Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

File đáp án hóa học 11 kết nối tri thức Bài 8. Sulfuric acid và muối sulfate. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 8. SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE

I. SULFURIC ACID

Câu hỏi 1 trang 48 sgk hóa học 11 kntt

  1. a) Dựa vào cấu tạo, cho biết phân tử sulfuric acid có khả năng cho bao nhiêu proton khi đóng vai trò là acid
  2. b) Dựa vào tương tác giữa các phân tử, hãy dự đoán sulfuric acid là chất lỏng dễ bay hơi hay khó bay hơi.

Đáp án:

  1. a) Từ cấu tạo phân tử cho thấy, phân tử H2SO4 có hai liên kết O – H phân cực mạnh, có khả năng cho 2 proton là acid hai nấc

                      H2SO4 + H2O   + H3O+

                       + H2O   + H3O+

  1. b) Mỗi phân tử sulfuric acid tạo được 4 liên kết hydrogen mạnh với các phân tử lân cận, do vậy, sulfuric acid là chất lỏng, sánh, khó bay hơi.

Câu hỏi 2 trang 50 sgk hóa học 11 kntt

  1. a) Nêu các lưu ý bắt buộc để đảm bảo an toàn khi sử dụng dung dịch sulfuric acid đặc.
  2. b) Hãy cho biết ý nghĩa của kí hiệu cảnh báo ở Hình 8.3.

Đáp án:

Hoạt động trang 50 sgk hóa học 11 kntt

Em hãy cho biết các tính chất hóa học cơ bản của một acid.

 Viết phương trình hóa học minh họa tính acid của dung dịch H2SO4 loãng với kim loại Fe bột MgO dung dịch Na2CO3 dung dịch BaCl2.

Đáp án:

  1. Các tính chất hóa học cơ bản của một acid: làm đổi màu giấy chỉ thị màu, tác dụng với base, basic oxide, kim loại và muối
  2. Các PTHH minh họa:

           Fe + H2SO4  FeSO4 + H2

           MgO + H2SO4  MgSO4 + H2O

           Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + CO2 + H2O

           Ba(OH)2 + H2SO4  BaSO4 + 2H2O

  1. b) Dung dịch sulfuric acid đặc
  • Tính acid
  • Tính oxi hóa
  • Tính háo nước

Thí nghiệm trang 51 sgk hóa học 11 kntt

Đồng (copper) tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng…

Đáp án:

Hiện tượng Lá đồng màu đỏ Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch axit H2SO4 đặc dung dịch chuyển thành màu xanh và thấy hiện tượng sủi bọt khí do sulfur dioxide (SO2) sinh ra.

  1. Phương trình hoá học của phản ứng

Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Chất khử Cu: Cuo → Cu2+ + 2e

Chất oxi hóa S: S6+ + 2e → S4+

  1. Dung dịch sulfuric acid đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với copper.

Thí nghiệm trang 51 sgk hóa học 11 kntt

Dung dịch sulfuric acid đặc tác dụng với đường mía.

Đáp án:

Khi nhỏ sulfuric acid đặc vào đường mía, ta thấy đường nhanh chóng hóa đen, sau đó khối rắn tăng thể tích rất nhanh và thoát khí mùi hắc (SO2)

  1. Phương trình hoá học của các phản ứng:

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

C + 2H2SO4 → 12CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O

  1. Khi cho dung dịch sulfuric acid đặc tiếp xúc với các carbohydrate khác như cellulose (giấy, bông), tinh bột (gạo) thì các carbohydrate bị hóa đen.

Câu hỏi 3 trang 52 sgk hóa học 11 kntt

  1. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho lần lượt các chất rắn sodium chloride (NaCl), sodium bromide (NaBr) tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc.
  2. b) Chỉ ra vai trò của sulfuric acid trong mỗi phản ứng đó.

Đáp án:

NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

Vai trò của sulfuric acid: Tính acid.

2NaBr + 2H2SO4 → Br2 + SO2 + 2H2O + Na2SO4

Vai trò của sulfuric acid: Tính oxi hóa.

Câu hỏi 4 trang 52 sgk hóa học 11 kntt

Dung dịch sulfuric acid đặc được sử dụng để sản xuất phosphoric acid và phân bón superphosphate từ quặng phosphorite và apatite. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa dung dịch sulfuric acid đặc với Ca3(PO4)2 trong hai quặng trên

Đáp án:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  3CaSO4 + 2H3PO4

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4  2CaSO4 + Ca(H2PO4)2

II. MUỐI SULFATE

Hoạt động trang 53 sgk hóa học 11 kntt

Tìm hiểu thêm và trình bày về các ứng dụng của muối sulfate mà em biết.

Đáp án:

Công thức

Ứng dụng

K2SO4

Làm phân bón

CuSO4.5H2O

Diệt trùng nước bể bơi, sản xuất thuốc Bordeaux diệt nấm

KAl(SO4)2.12H2O

Phèn chua, dùng làm chất cầm màu, xử lí nước

(NH4)2Fe(SO4)2.6H2O

Muối Mohr, dùng bảo quản iron(II)

Hoạt động trang 53 sgk hóa học 11 kntt

Thí nghiệm: Nhận biết Ion SO42− bằng Ion Ba2+

  1. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion rút gọn
  2. Dự đoán hiện tượng khi nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng.

Đáp án:

  1. Phương trình phân tử: BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl

Phương trình rút gọn: Ba2+ +   BaSO4

  1. Dự đoán hiện tượng khi nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng là xuất hiện kết tủa trắng barium sulfate theo phương trình hóa học:

H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl

Câu hỏi 5 trang 54 sgk hóa học 11 kntt

Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các cặp dung dịch sau:

  1. a) BaCl2 và NaCl
  2. b) H2SO4 loãng và HCl

Đáp án:

  1. a) Phân biệt dung dịch BaCl2 và NaCl bằng thuốc thử chứa ion sulfate như Na2SO4 hoặc H2SO4
  2. b) Phân biệt dung dịch H2SO4 loãng và HCl loãng bằng dung dịch BaCl2

=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hóa học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay