Đáp án hóa học 11 kết nối tri thức bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

File đáp án hóa học 11 kết nối tri thức bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

BÀI 2.  CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

I. SỰ ĐIỆN LI

Hoạt động trang 16 sgk hóa học 11 kntt

Thực hiện yêu cầu sau:

  1. Hãy nhắc lại khái niệm dòng điện
  2. Đèn sáng cho thấy dung dịch NaCl dẫn điện, chứng tỏ trong dung dịch có hạt mang điện. Đó có thể là loại hạt nào (electron, phân tử NaCl, cation hay anion) ?
  3. Hãy giải thích sự tạo thành hạt mang điện đó

Đáp án:

  1. a) Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện
  2. b) Trong dung dịch muối ăn có ion âm (anion và ion dương (cation)
  3. c) NaCl là tinh thể ion, trong tinh thể có ion Na+ liên kết với ion Cl-, dưới tác dụng của phân tử nước phân cực, tinh thể ion bị phá vỡ và tạo thành các ion Na+ và Cl- trong dung dịch, vì vậy dung dịch muối ăn dẫn điện

Hoạt động trang 17 sgk hóa học 11 kntt

Kết quả thử tính dẫn điện với các dung dịch hydrochloric acid (HCl), sodium hydroxide (NaOH), saccharose (C12H22O11), ethanol (C2H5OH) được trình bày trong bảng dưới đây.

Hãy hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng vào vở:…

Đáp án:

 

Dung dịch HCl

Dung dịch NaOH

Dung dịch saccharose

Dung dịch ethanol

Hiện tượng

Đèn sáng

Đèn sáng

Đèn không sáng

Đèn không sáng

Dung dịch dẫn điện/không dẫn điện

Dung dịch dẫn điện

Dung dịch dẫn điện

Dung dịch không điện

Dung dịch không dẫn điện

Có/không có các ion trái dấu trong dung dịch

Không

Không

Chất điện li/chất không điện li

Chất điện li

Chất điện li

Chất không điện li

Chất không điện li

Hoạt động trang 18 sgk hóa học 11 kntt

Kết quả thử tính dẫn điện với dung dịch HCl 0,1M và dung dịch CH3COOH 0,1M cho thấy trường hợp cốc đựng dung dịch HCl 0,1M bóng đèn sáng hơn.

Hãy so sánh số ion mang điện trong hai dung dịch trên, từ đó cho biết acid nào phân li mạnh hơn.

Đáp án:

Số ion mang điện trong dung dịch HCl 0,1M nhiều hơn trong dung dịch CH3COOH 0,1M. Trong dung dịch, HCl phân li mạnh hơn CH3COOH

Câu hỏi 1 trang 18 sgk hóa học 11 kntt

Viết phương trình điện li của các chất sau:

HF, HI, Ba(OH)2, KNO3, Na2SO4

Đáp án:

HF  H+ + F-

HI  H+ + I-

Ba(OH)2  Ba2+ + 2OH-

Na2SO4  2Na+ + S

KNO3  K+ + N

II. THUYẾT ACID-BASE CỦA BRONSTED - LOWRY

Hoạt động trang 19 sgk hóa học 11 kntt

Cho các dung dịch: HCl, NaOH, Na2CO3

  1. Viết phương trình điện li của các chất trên
  2. Sử dụng máy đo pH (hoặc giấy pH) xác định pH, môi trường (acid/base) của các dung dịch trên
  3. Theo khái niệm acid – base trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 8, trong những chất cho ở trên: Chất nào là acid ? Chất nào là base?

Đáp án:

  1. a) Phương trình điện li:

HCl  H+ + Cl-

NaOH  Na+ + OH-

Na2CO3  2Na+ +

  1. b) Dung dịch HCl có môi trường acid (pH < 7), còn dung dịch NaOH và Na2CO3 có môi trường base (pH > 7)
  2. c) Theo định nghĩa acid – base đã học ở môn Khoa học tự nhiên lớp 8, HCl là acid, NaOH là base, còn Na2CO3 không là base

Câu hỏi 2 trang 20 sgk hóa học 11 kntt

Dựa vào thuyết acid – base của Brnsted – Lowry, hãy xác định chất nào là acid, chất nào là base trong các phản ứng sau:

  1. a) CH3COOH + H2O H3O+ + CH3COO-
  2. b) S2- + H2O HS- + OH-

Đáp án:

  1. a) Trong phản ứng thuận, CH3COOH là acid, H2O là base, còn trong phản ứng nghịch CH3COO- là base, H3O+ là acid
  2. b) Trong phản ứng thuận, S2- là base, H2O là acid, còn trong phản ứng nghịch HS- là acid, OH- là base

III. KHÁI NIỆM pH VÀ Ý NGHĨA CỦA pH TRONG THỰC TIỄN

Câu hỏi 3 trang 21 sgk hóa học 11 kntt

Một loại dầu gội có nồng độ ion OH- là 10-5,17 mol/L

  1. a) Tính nồng độ ion H+, pH của loại dầu gội đầu trên
  2. b) Môi trường của loại dầu gội trên là acid, base hay trung tính?

Đáp án:

  1. a) Từ biểu thức [H+].[OH-] = 10-14, [H+] =

pH = 8,83

  1. b) [OH-] là 10-5,17 mol/L > 10-7 mol/L, nên môi trường của dung dịch dầu gội nói trên là base

Câu hỏi 4 trang 21 sgk hóa học 11 kntt

Một học sinh làm thí nghiệm xác định pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,52

  1. a) Hãy cho biết môi trường của dung dịch là acid, base hay trung tính
  2. b) Loại đất trên được gọi là đất chua. Hãy đề xuất biện pháp để giảm độ chua, tăng độ pH của đất

Đáp án:

  1. a) pH = 4,52 < 7, môi trường của loại đất đó là acid
  2. b) Để giảm độ chua của đất, người ta dùng vôi tôi bón cho đất

Câu hỏi 5 trang 21 sgk hóa học 11 kntt

pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất ?

  1. Dung dịch HCl 0,1M
  2. Dung dịch CH3COOH 0,1M
  3. Dung dịch NaCl 0,1M
  4. Dung dịch NaOH 0,01M

Đáp án:

CH3COOH là chất điện li yếu  [H+] < 0,1M   > 1

 = 1 ;  = 7 ;  = 12

Vậy pH của dung dịch HCl nhỏ nhất.

Chọn đáp án A

Câu hỏi 6 trang 22 sgk hóa học 11 kntt

Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. Nhận định nào sau đây không đúng?

  1. Nước chanh có môi trường acid
  2. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10-24 mol/L
  3. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,24 mol/L
  4. Nồng độ của ion [OH-] của nước chanh nhỏ hơn 10-7 mol/L

Đáp án:

pH = 2,4 < 7  Nước chanh có môi trường acid  loại A

[H+] của nước chanh là 10-pH = 10-2,4  loại B

[OH-] của nước chanh là 10-11,6 < 10-7  loại D

Vậy đáp án đúng là C

Câu hỏi 7 trang 22 sgk hóa học 11 kntt

Nước Javel (chứa NaClO và NaCl) được dùng làm chất tẩy rửa, khử trùng. Trong dung dịch, ion ClO- nhận proton của nước để tạo thành HclO

  1. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và xác định chất nào là acid, chất nào là base trong phản ứng trên
  2. b) Dựa vào phản ứng, hãy cho biết môi trường của nước Javel là acid hay base

Đáp án:

  1. a) ClO- + H2O       HClO    +    OH-

    base        acid           acid           base

  1. b) Môi trường của nước Javel là môi trường kiềm

Hoạt động trang 23 sgk hóa học 11 kntt

Làm chất chỉ thị màu từ hoa đậu biếc/ bắp cải tím…

Đáp án:

 

Giấm ăn

Nước C sủi

Nước rửa bát

Nước soda

Nước muối

pH

3

3,5

9,5

3,8

7

Màu của chất chỉ thị

Đỏ tím

Đỏ tím

Xanh vàng

Đỏ tím

Không đổi màu

Môi trường acid/base

Acid

Acid

Base

Acid

Trung tính

IV. SỰ THÙY PHÂN CỦA CÁC ION

Hoạt động trang 24 sgk hóa học 11 kntt

Cho các dung dịch: Na2CO3, AlCl3, FeCl3

  1. Dùng giấy pH xác định giá trị pH gần đúng của các dung dịch trên
  2. Nhận xét và giải thích về môi trường của các dung dịch

Đáp án:

 

AlCl3

NaCl

FeCl3

Na2CO3

pH

< 7

= 7

< 7

> 7

- Xét dung dịch Na2CO3, ion Na+ không phản ứng với nước, còn ion  thủy phân tạo môi trường base:

Vậy dung dịch Na2CO3 có môi trường base

- Xét dung dịch AlCl3 và FeCl3, ion Cl- không phản ứng với nước, còn ion Al3+ và Fe3+ thủy phân tạo môi trường acid:

Al3+ + H2O  Al(OH)2+ + H+

Fe3+ + H2O  Fe(OH)2+ + H+

Vậy các dung dịch AlCl3 và FeCl3 có môi trường acid

V. CHUẨN ĐỘ ACID - BASE

Câu hỏi 8 trang 26 sgk hóa học 11 kntt

Nêu một số điểm cần chú ý trong quá trình chuẩn độ

Đáp án:

- Tráng pipette và burette bằng chính dung dịch sẽ lấy

- Đọc thể tích dung dịch: lưu ý khi đọc thể tích dung dịch trong pipette, burette cần để ngang tầm mắt, đọc chỉ số vạch thẳng với mặt cong chất lỏng

- Chú ý không để bọt khí ở cuống burette

- Lưu ý khi cho dung dịch từ pipette vào bình tam giác: để pipette thẳng, nghiêng bình tam giác khoảng 45o, đầu pipette chạm vào thành bình, để dung dịch trong pipette chảy thành dòng

- Trong quá trình chuẩn độ, chú ý quan sát màu của dung dịch trong bình tam giác, khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt bền trong 10 giây, lập tức dừng chuẩn độ.

Câu hỏi 9 trang 26 sgk hóa học 11 kntt

Nêu một số nguyên nhân có thể dẫn đến sai số trong quá trình chuẩn độ

Đáp án:

- Sai số do việc đọc thể tích khi lấy dung dịch bằng pipette hoặc đọc thể tích dung dịch trên burette

- Sai số do thời điểm dừng chuẩn độ chậm hơn so với thời điểm chất chỉ thị phenolphtalein mất màu hồng

- Sai số do pH của thời điểm mất màu của chất chỉ thị (phenolphthalein) lệch so với pH của dung dịch tại thời điểm hai chất phản ứng với nhau vừa đủ

=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hóa học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay