Đề thi giữa kì 2 hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn HĐTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9
– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Những đối tượng nào có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Đủ 18 tuổi trở lên.
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia.
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội.
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định.
Câu 2 (0,5 điểm). Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:
A. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra.
B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai.
C. Tác động của con người.
D. Sự thay đổi của khí hậu.
Câu 3 (0,5 điểm). Nối cột A với cột B sao cho đúng về cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.
Cột A | Cột B |
1. Bước 1 | a. Kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng. |
2. Bước 2 | b. Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới quan hệ cộng đồng. |
3. Bước 3 | c. Xác định cá nhân và tổ chức tham gia; vai trò của họ trong mạng lưới. |
4. Bước 4 | d. Xác định hoạt động và mục đích của hoạt động cần có sự tham gia của mạng lưới quan hệ cộng đồng. |
A. 1 - d; 2 - c; 3 - a; 4 - b. | B. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d. |
C. 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c. | D. 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a. |
Câu 4 (0,5 điểm). Bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích:
A. Duy trì, bảo vệ sự đa dạng phong phú của cảnh quan thiên nhiên.
B. Phát triển quê hương, đất nước.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 5 (0,5 điểm). Thực hiện đề xuất cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong trường hợp sau: “Trường THCS Bình Minh nằm gần bệnh viện huyện. Hằng ngày, Thư đi học qua nhìn thấy nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên có ý tưởng lập nhóm tình nguyện nấu cháo từ thiện cho bệnh nhiên. Tuy nhiên, Thư chưa biết làm thế nào để thực hiện ý tưởng đó”.
A. Thư tham khảo các clip hướng dẫn nấu cháo.
B. Thư nên liên hệ với nhà trường hoặc phường, xã để được hướng dẫn cũng như có nhiều người tham gia.
C. Thư làm theo cảm tính.
D. Thư cùng các bạn kêu gọi gây quỹ tiền và sử dụng số tiền đó không đúng mục đích.
Câu 6 (0,5 điểm). Những lưu ý khi lựa chọn tham gia một hoạt động cộng đồng là:
A. Tìm kiếm thông tin trên Internet, thấy cái nào nhiều người tham gia thì tham gia.
B. Tham gia vào hoạt động cộng đồng không rõ tổ chức, quyền hành.
C. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
D. Thích là tham gia, không tìm hiểu kĩ hoạt động cộng đồng tham gia.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường?
A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng.
B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng.
C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu là cách thức xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?
A. Không duy trì liên lạc thường xuyên với các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng.
B. Bị động kết nối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động cộng đồng.
C. Tìm hiểu thông tin về các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng có thể tham gia hoạt động.
D. Kêu gọi quyên góp bằng hình thức chuyển khoản không công khai.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là tài nguyên thiên nhiên?
A. Rừng. | B. San hô. | C. Xe máy. | D. Cá voi. |
Câu 10 (0,5 điểm). Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?
A. Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế.
B. Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
C. Vứt đầu thuốc lá ngay tại chỗ đang đứng.
D. Tham gia cải tạo vườn trường.
Câu 11 (0,5 điểm). Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh:
A. Để học tập tốt hơn.
B. Để làm giàu cho gia đình mình.
C. Để chinh phục thiên nhiên.
D. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Câu 12 (0,5 điểm). Là một học sinh, em cần có hành động như nào với cảnh quan thiên nhiên?
A. Khai thác triệt để để tạo ra giá trị vật chất, của cải.
B. Phá hoại cảnh quan thiên nhiên.
C. Mua bán để sở hữu cảnh quan thiên nhiên.
D. Bảo vệ vẻ đẹp nguyên thủy của cảnh quan thiên nhiên.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Nêu những việc em sẽ làm để phát triển cộng đồng nếu tham gia vào những hoạt động trong các tình huống sau:
Tình huống 1: “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của phường phối hợp với công an phường và nhà trường tuyển tình nguyện viên cho chương trình Tham gia giao thông an toàn”.
Tình huống 2: “Chính quyền địa phương xã em phối hợp với Hội Nông dân xã triển khai dự án “Trồng cây xanh đường làng, ngõ xóm” với mục tiêu trồng các loại cây xanh phù hợp thổ nhưỡng và làm xanh, sạch đẹp cảnh quan”.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường nơi em đang sinh sống.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 6: Em với cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ….........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 6 | 6 | 1 | ||||
Em với cộng đồng | Nhận biết | - Nhận biết được những đối tượng có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng. - Chỉ ra được cách thức xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. | 2 | C1, C8 | ||
Thông hiểu | - Nối đúng cột A với cột B về cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. - Nêu được những lưu ý khi lựa chọn tham gia một hoạt động cộng đồng. - Chỉ ra các mục đích của người sống hòa nhập với cộng đồng. | 3 | C3, C6, C11 | |||
Vận dụng | - Thực hiện đề xuất cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống. - Nêu được những việc sẽ làm để phát triển cộng đồng trong các tình huống. | 1 | 1 | C5 | C1 (TL) | |
Chủ đề 7 | 6 | 1 | ||||
Em với thiên nhiên và môi trường | Nhận biết | - Chỉ ra tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường. - Chỉ ra hành động sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. | 2 | C2, C10 | ||
Thông hiểu | - Nêu được mục đích bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. - Chỉ ra thứ không phải là tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường. - Chỉ ra thứ không phải là tài nguyên thiên nhiên. | 3 | C4, C7, C9 | |||
Vận dụng | Nêu được hành động để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. | 1 | C12 | |||
Vận dụng cao | Nêu được thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường nơi em đang sinh sống. | 1 | C2 (TL) |