Đáp án Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử (P1)
File đáp án Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
Trả lời:
Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp”. Như vậy, có thể xác định quyền bầu cử của công dân chính là việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, quyền này thể hiện ở việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.
Nhà nước là do nhân dân bầu ra, không có lá phiếu của công dân thì không thể thành lập được các cơ quan nhà nước để thực hiện việc quản lý xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà người dân hằng mong muốn. Bởi vậy, bầu cử còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, thể hiện ở việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định.
KHÁM PHÁ
- Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp (Trang 97, 98 SGK) và trả lời câu hỏi
- Em hãy xác định nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong hai thông tin trên.
- Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp trên.
Trả lời:
- Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử:
- Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Công dân thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng tự ứng cử hoặc giới thiệu người khác ứng cử, trừ các trường hợp do pháp luật quy định.
- Công dân phải tự mình đi bỏ phiếu bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.
- Nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp:
- Trường hợp 1: Ông K đã thực hiện đúng vai trò là thành viên của Tổ bầu cử khi phát đúng thẻ cử tri cho công dân theo quy định của pháp luật và đã giải đáp được thắc mắc cho công dân. trị của mình theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp 2: Anh T đã thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử với vai trò là cử tri của mình theo quy định của pháp luật
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp (Trang 99, 100 SGK) và trả lời câu hỏi:
- Em hãy xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong trường hợp trên.
- Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp đó là gì?
Trả lời:
- Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong trường hợp trên:
- Đề nghị bầu cử cho một người khác mà không theo ý của người bầu cử
- Tung tin đồn thất thiệt cho ứng cử viên.
- Nhờ người khác đi bầu cử hộ
- Hậu quả của những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử:
- Về phía cơ quan: xâm phạm tới quyền ứng cử và bầu cử của công dân, làm sai lệch kết quả bầu cử, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, không chọn đúng đại biểu uy tín, năng lực, trách nhiệm vào cơ quan nhà nước
- Về phía công dân: không thể thực hiện được ý chí và nguyện vọng của bản thân, không thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân, không tham gia xây dựng được bộ máy nhà nước.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Theo em, nội dung nào sau đây là quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? Vì sao?
- Công dân Việt Nam 18 tuổi là có quyền bầu cử
- Công dân thực hiện bầu cử và ứng cử theo nguyên tắc bình đẳng
- Công dân đang thi hành hình phạt tù theo bản án của Tòa án không có quyền bầu cử
- Công dân là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Trả lời:
- Đáp án đúng là: D; E
- Vì:
+ Theo quy định tại điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì người đang chấp hành hình phạt tù sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri. Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng thời điểm bỏ phiếu chấp hành hình phạt tù sẽ bị UBND cấp xã xóa tên khỏi danh sách cử tri.
+ Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có đầy đủ các tiêu chuẩn như sau:
▪ Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp...
▪ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
▪ Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư...
▪ Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín.
Câu 2: Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể nào sau đây là thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Vì sao?
- Anh T trực tiếp bỏ ;á phiếu bầu cử của mình vào hòm phiếu
- Ông V tự mình ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã dù đang bị áp dụng hình phạt tù hưởng án treo.
- Bà P không cho con gái nghỉ làm để đi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Bạn G đã viết hộ phiếu bầu cử đại biểu cho anh E tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu vì anh E bị khuyết tật.
Trả lời:
- Đáp án đúng là: A, D
- Vì: Theo quy định tại điều 69 luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì:
- Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử