Đáp án Ngữ văn 9 cánh diều Bài 1: Một số hiểu biết về chữ nôm và chữ quốc ngữ
File đáp án Ngữ văn 9 cánh diều Bài 1: Một số hiểu biết về chữ nôm và chữ quốc ngữ Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 1. THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHỮ NÔM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
Câu 1:Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?
Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Soạn chi tiết:
Các tác phẩm viết bằng chữ Hán là: Sông núi nước Nam (khuyết danh) , Hịch Tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn) , Nhật ký trong tù ( Hồ Chí Minh).
Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Câu 2: Ghép tác phẩm ở bên A với nội dung phù hợp ở bên B, chỉ ra sự phù hợp giữa mỗi loại tác phẩm và nội dung tương ứng.
Soạn chi tiết:
a. Tác phẩm viết bằng chữ Hán
|
1) Được phiên âm ra chữ quốc ngữ
|
b.Tác phẩm viết bằng chữ Nôm
|
2) Được dịch sang tiếng Việt
|
3) Được dịch ra chữ Quốc ngữ |
Soạn chi tiết:
a- 1, 2 vì viết bằng chữ Hán cần phải phiên âm sang chữ quốc ngữ để hiểu từ đó và dịch nghĩa sang tiếng Việt để hiểu bài thơ
b- 3 vì chữ Nôm chỉ cần được chuyển sang chữ quốc ngữ để hiểu
Câu 3: Hãy tìm thêm một số ví dụ về các trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:
- a) Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm. Ví dụ, ghi âm /k/ bằng các chữ c, k, q.....
- b) Trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau. Ví dụ, dùng chữ a vừa để ghi âm /a/, vừa để ghi âm /ă/....
- c) Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm. Ví dụ: ch, ng, kh…
Soạn chi tiết:
- a) Âm /c/ thay cho /k/, /q/…
- b) Âm /â/ vừa để ghi âm /â/ vừa để ghi âm /ơ/
- c) Qu, ngh, gh…
Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về những thuận lợi trong việc học chữ Quốc ngữ và sử dụng chữ Quốc ngữ để viết các tên riêng nước ngoài, các thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngoài.
Soạn chi tiết:
Chữ Quốc ngữ mang lại nhiều thuận lợi trong việc học tập và tiếp thu tri thức. Nhờ sử dụng hệ thống chữ cái La-tinh, chữ Quốc ngữ dễ học, dễ đọc, dễ viết hơn so với chữ Hán. Âm thanh tiếng Việt được ghi chép chính xác theo nguyên tắc "sơ âm, chính tả", tạo điều kiện cho việc luyện phát âm và giao tiếp hiệu quả. Hệ thống ký tự đơn giản giúp ghi chép bài giảng, tài liệu một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Chữ Quốc ngữ được sử dụng rộng rãi trong các sách giáo khoa, tài liệu khoa học, báo chí, internet,... giúp người học dễ dàng tiếp cận kho tàng tri thức phong phú. Hệ thống chữ viết La-tin giúp người Việt học các ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ cái này dễ dàng hơn. Chữ Quốc ngữ có khả năng phiên âm chính xác tên riêng nước ngoài và các thuật ngữ khoa học, giúp người học hiểu và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Nhìn chung, chữ Quốc ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy học tập và tiếp thu tri thức, góp phần nâng cao trình độ dân trí và phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ