Đáp án Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kì tế bào
File đáp án Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kì tế bào. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 18 - CHU KÌ TẾ BÀO
MỞ ĐẦU
Câu 1: Chu kì tế bào là hoạt động sống rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Vậy cơ chế nào kiểm soát chu kì tế bào? Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời:
Chu kì tế bào kiểm soát sự phân bào thông qua các điểm kiểm soát. Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ có thể gây nên bệnh ung thư, vì khi các tế bào phân chia không kiểm soát sẽ liên tục tạo nên các tế bào mới bị lỗi, các tế bào này tạo thành khối u và có thể di căn đến các cơ quan khác.
I. KHÁI NIỆM CHU KÌ TẾ BÀO
Câu 1: Chu kì tế bào là gì?
Trả lời:
Chu kì tế bào hay chu kì phân bào là hoạt động sống có tinh chất chu kì diễn ra trong một tế bào từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, trong đó các sự kiện được diễn ra tuàn tự dẫn tới hình thành hai tế bào con từ một tế bào mẹ ban đầu.
Câu 2: Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
Trả lời:
Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra được hai tế bào con.
Luyện tập: Các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu giống hay khác nhau?
Trả lời:
Các tế bào mới được tạo ra giống nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu.
II. CÁC PHA CỦA CHU KÌ TẾ BÀO
Câu 3: Hãy quan sát Hình 18.1 và cho biết: Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào.
Trả lời:
Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn:
- Kỳ trung gian
- Gia đoạn phân chia tế bào (Pha M)
Câu 4: Hãy quan sát Hình 18.1 và cho biết: Trình bày mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào. Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.
Luyện tập: Lập bảng trình bày vai trò của các pha G1, S, G2, M xảy ra trong chu kì tế bào.
Trả lời:
Các pha | Vai trò |
G1 | Tổng hợp các chất cần thiết chuẩn bị cho nhân đôi DNA. |
S | Nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. |
G2 | Tổng hợp các chất còn lại cần thiết cho sự phân bào. |
M | - Quá trình phân chia nhân để phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con. - Quá trình phân chia tế bào chất để tách tế bào mẹ thành hai tế bào con hoàn toàn độc lập. |
III. KIỂM SOÁT CHU KÌ TẾ BÀO
Câu 5: Hãy quan sát Hình 18.2 và cho biết: Chu kì tế bào có mấy điểm kiểm soát? Kể tên các điểm kiểm soát chu kì tế bào.
Trả lời:
Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào là điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu), điểm kiểm soát G2/M và điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.
Câu 6: Hãy quan sát Hình 18.2 và cho biết: Nêu ý nghĩa của việc kiểm soát chu kì tế bào.
Trả lời:
Kiểm soát tế bào đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được hoàn tất chính xác trước khi bước sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra các sai sót, chu kì tế bào được chặn tại điểm kiểm soát đến khi các sai sót được sửa chữa xong.
IV. UNG THƯ
Câu 7: Hãy quan sát Hình 18.3 và cho biết điểm khác biệt của việc phân chia tế bào bình thường và tế bào ung thư.
Trả lời:
Ở tế bào bình thường khi phân chia tạo ra tế bào lỗi thì tế bào lỗi bị phát hiện bởi sự kiểm soát chu kì tế bào và chết theo chương trình.
Ở tế bào ung thư, khi xuất hiện tế bào lỗi, tế bào này bị mất kiểm soát, không chết theo chương trình mà tiếp tục phân chia tạo ra nhiều tế bào lỗi.
Câu 8: Hãy quan sát hình 18.4 và cho biết cơ chế hình thành khối u ác tính.
Trả lời:
Khi một tế bào bị đột biến, sẽ tiếp tục phân chia, phát triển thành nhiều tế bào đột biến mới. Các tế bào này trở nên mất kiểm soát dẫn đến ung thư tại chỗ. Nếu khối u này không được phát hiện, thì chúng sẽ theo đường máu hoặc theo hệ bạch huyết đi đến các mô, cơ quan khác trong cơ thể và tạo nên các khối u mới (ung thư di căn).
Luyện tập: Thông qua các biểu đồ của Hình 18.5, hãy cho biết yếu tố nào dưới đây có nguy cơ cao gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung thư.
Trả lời:
- Yếu tố có nguy cơ cao gây ung thư: Ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, di truyền.
- Cách phòng tránh bệnh ung thư: xây dựng lối sống khoẻ như tránh xa thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học (hạn chế các thức uống có cồn, các thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,...).
Vận dụng:
- Hãy tiến hành điều tra thực trạng các bệnh ung thư tại địa phương em.
- Thiết kế áp phích hoặc vẽ tranh tuyên truyền về việc phòng chống các bệnh ung thư.
Trả lời:
- Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
- Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185.
- Tại Việt Nam, các ung thư phổ biến ở nam giới gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến là những ung thư phổ biến nhất (chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư). Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư). Chung cho cả 2 giới các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.
BÀI TẬP
Bài 1: Hãy so sánh những điểm khác biệt của chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Trả lời:
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Thời gian phân bào nhanh | Thời gian phân đôi lâu hơn rất nhiều |
Không bào có sự tham gia của thoi phân bào | Có sự tham gia của thoi phân bào |
NST bám vào màng để nhân đôi và phân chia | NST nhân đôi nhờ sự kéo của thoi phân bào về hai cực của tế bào |
Chu kì tế bào đơn giản | Chu kì tế bào phức tạp với nhiều điểm kiểm soát |
Bài 2: Cơ chế nào kiểm soát chu kì tế bào? Tại sao nói pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào?
Trả lời:
- Chu kì tế bào kiểm soát sự phân bào thông qua các điểm kiểm soát.
- Pha G1 có vai trò tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng, nhưng nếu xuất hiện các sai hỏng, điểm kiểm soát G1 sẽ sử dụng cơ chế tín hiệu để ngừng chu kì tế bào cho đến khi các sai hỏng được khắc phục rồi mới tiến vào pha S và bắt đầu quá trình tự nhân đôi DNA. Do đó pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào.
Bài 3: Trong chu kì tế bào, pha nào có nhiều thay đổi về thành phân trong tế nào và pha nào có nhiều thay đổi về hình thái? Hai pha này có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
Pha G2 có nhiều thay đổi về thành phần trong tế bào và pha M (pha phân bào) có nhiều thay đổi về hình thái. Pha G2 cung cấp các nguyên liệu (bào quan, ADN và tế bào chất) cho pha M, pha M phân chia tế bào để các tế bào mới tiếp tục bước vào các pha để phân chia.
Bài 4: Ở tế bào phôi, chỉ 15 - 20 phút là hoàn thành một chu kì tế nào, nhưng tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào. Hãy giải thích tại sao.
Trả lời:
Tế bào thần kinh của người trưởng thành được biệt hóa cao độ nên mất trung thể, nên không thể hình thành nên thoi phân bào tham gia vào quá trình phân chia tế bào, do đó tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào.
Bài 5: Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích.
Trả lời:
Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ gây nên bệnh ung thư, vì khi các tế bào phân chia không kiểm soát sẽ liên tục tạo nên các tế bào mới bị lỗi, các tế bào này tạo thành khối u và có thể di căn đến các cơ quan khác.
=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 18: Chu kì tế bào (2 tiết)