Đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 18: Đồng cỏ nở hoa

File đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 18: Đồng cỏ nở hoa. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 18: ĐỒNG CỎ NỞ HOA

PHẦN ĐỌC:

Bài đọc: Đồng cỏ nở hoa - Ma Văn Kháng

Câu 1: Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu như thế nào ở đoạn mở đầu?

Trả lời:

Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu ở đoạn mở đầu là Bống là một cô bé có tài hội họa. Người phát hiện ra điều này trước nhất là bác Lan, chị gái của bố Bống...Nó vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. Nó vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng hoàng tử. 

Câu 2: Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là gì?

Trả lời:

Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là em vẽ rất giống thật. Sự vật, con vật nào ra sự vật, con vật ấy. Trong bức vẽ của em, nhân vật sống động như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. 

Câu 3: Em hiểu thế nào về nhận xét của ông hoạ sĩ Phan đối với tranh Bống, vẽ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa!”? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

  1. Khen tranh của Bống vẽ rất sinh động, tự nhiên.
  2. Khen Bống có năng khiếu vẽ tranh.
  3. Dự đoán Bống sẽ là một họa sĩ tài năng trong tương lai.

Trả lời:

Ý kiến của em là: cả 3 đáp án trên. Vì tài năng hội họa của Bống thực sự rất tuyệt vời khi em còn nhỏ mà đã có thể vẽ được các bức tranh sinh động và tự nhiên như vậy. Câu nói của ông họa sĩ như một dự đoán trong tương lai Bống sẽ trở thành một họa sĩ tài năng. 

Câu 4: Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống có trí tưởng tượng rất phong phú?

Trả lời:

Những chi tiết  trong bài cho thấy Bống có trí tưởng tượng rất phong phú là: Bống vẽ dưới bụng con gà mái mẹ có một hàng tí để cho gà con bú mẹ và con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn thực ra là lưng con mèo. 

Câu 5: Em có ấn tượng với nhân vật nào trong các bức vẽ của Bống? Vì sao?

Trả lời:

Em có ấn tượng với các nhân vật ở cả xấp tranh vẽ con chó, con mèo, cây cau, chân dung bố và mẹ Bống trong các bức vẽ của Bống. Vì em đã vẽ được những bức tranh có hồn, những bức tranh sinh động và tự nhiên mặc dù tuổi còn rất nhỏ. 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A.

Lời giải:

Câu 2: Đặt 1-2 câu với từ ở cột A, bài tập 1. 

Trả lời:

- sáng tạo: Chúng ta khéo léo và sáng tạo.

- sáng tác: Ca khúc được sáng tác bởi Noel Gallagher.

- sáng chế: Tại sao người ta sáng chế ra tiền?

PHẦN VIẾT

Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng

Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 

Trả lời:

  1. Mở bài:
    - Từ bé đã thích thú khi nghe chuyện cổ tích kể về những nhân vật kì tài của đất nước, trong đó Thánh Gióng luôn là một niềm ao ước cháy bỏng trong tôi về giấc mơ vươn vai thành tráng sĩ
    - Vào giờ học văn, tôi say mê tưởng tượng về Thánh Gióng và đêm hôm ấy, tôi đã nằm mơ gặp được ngài.
    2. Thân bài:
    - Khung cảnh trước khi gặp Thánh Gióng: 

+ Choàng mở mắt thì thấy mình đang đứng trên một lối mòn xung quanh là ruộng lúa mênh mông, những ao đầm liên tiếp nối nhau

+ Nghe văng vẳng tiếng sáo tre từ phía trước, tôi bước theo âm thanh du dương ấy và đến một rừng tre.
- Tả Thánh Gióng: 
+ Tôi ngỡ ngàng trước những cảnh quen thuộc như từng bắt gặp ở đâu cho đến khi thấy trước mắt là một chàng trai đang thổi sáo.

+ Thấy bóng người lạ, chàng trai ngưng thổi sáo và tiến về phía tôi. Tôi nhận ra chính là Thánh Gióng trong truyền thuyết nên càng ngạc nhiên, vui mừng khôn tả.

+ Thánh Gióng mặc bộ trang phục của binh lính ngày xưa, dây thắt lưng nâu và tóc búi sau. Dáng vóc to lớn, khỏe khoắn với những cơ bắp cuồn cuộn, gương mặt chữ điền phúc hậu với đôi long mày đậm ra dáng một vị tướng tài.

- Cuộc trò chuyện của em với Thánh Gióng

+ Hai người bắt đầu cuộc trò chuyện, Thánh Gióng thân mật, ân cần trò chuyện với tôi như biết tôi từ trước
+ Ban đầu tôi còn lo lắng và ngại nhừng như nhìn đôi mắt thân thiện của ngài ấy nên đã bày tỏ lòng mình và mong muốn được khỏe mạnh, tài giỏi.
+ Thánh Gióng tâm sự, chia sẻ bí quyết của ngài là phải thường xuyên luyện tập, trau dồi kĩ năng lãnh đạo quân lính…Ngài tận tình khuyên nhủ em phải học tập, rèn luyện đạo đức, trau dồi kĩ năng và phải sống có lí tưởng, kiên định vì lí tưởng, ước mơ chính đáng.
+ Em cảm ơn ngài, định hỏi thêm vài điều thắc mắc nhưng đã choàng tỉnh giấc vì tiếng đồng hồ báo thức.

  1. Kết bài:

- Tôi rất vui khi được gặp Thánh Gióng dù chỉ trong mơ, một giấc mơ thú vị
- Tôi tự nhủ sẽ làm theo những gì Thánh Gióng căn dặn.

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Chúng em sáng tạo

Câu hỏi: Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra. 

Trả lời:

Bài tham khảo 1: 

  1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Đồng hồ cát
  2. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường
  3. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình Đồng hồ cát bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, 2 chiếc lọ thủy tinh hay nhựa, cát, băng dính, keo...)
  4. Cách sử dụng vận hành:
    - Ta chỉ cần dùng tay đảo ngược chiếc lọ thì cát ở phần trên sẽ chảy từ từ xuống phần dưới theo 1 thời gian nào đó (với đồng hồ này thì thời gian là 20 giây).
    - Hộp phía bên phải, các em có thể để bút (hộp bút).
  5. Giá trị mô hình sản phẩm:
    - Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại
    - Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.
    - Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng , bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.
    Bên cạnh đó, đồng hồ cát còn tượng trưng cho thời gian trong cuộc đời mỗi con người, phần trên là tương lai, bên dưới là quá khứ, mỗi hạt cát rơi là mỗi giây phút trôi qua. Vì vậy, bạn cần trân trọng và sống sao cho cuộc đời mình thật ý nghĩa.
    Chế một chiếc đồng hồ cát để trên bàn làm việc hay bàn học hoặc nơi bạn thường xuyên ngồi để chiêm ngưỡng và luôn trân trọng cuộc đời là một điều thật tuyệt vời.

 

Bài tham khảo 2:

Đakrông là một huyện miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chứng kiến cảnh các bạn học sinh đến trường với những quyển sách, quyển vở trên tay mà không có tiền mua cặp xách, đặc biệt là các em học sinh tiểu học còn rất nhỏ, sách thì nhiều mà tay em lại bé, ôm không xuể; em đã có ước muốn là làm sao có thể giúp cho các em có được một cái cặp để đi học. Thật may mắn, tình cờ em nhìn thấy bà cụ đang ngồi đan một cái gùi, mà người dân bản gọi là A Chói – dùng để gùi đồ, thế là em suy nghĩ ngay đến việc dùng các loại nguyên liệu này để làm chiếc cặp đi học. Và cuộc hành trình sáng tạo bắt đầu.

Đầu tiên, em đã tiến hành chuẩn bị nguyên liệu là 2,5kg mây; 2,5m dây đồng; 2,5m dây cước, nút khóa và đi tìm mây, vót mây; sau đó em chuẩn bị dây cước, dây đồng, nút khóa. Đối với em, việc tìm mây, vót mây là công việc tương đối khó khăn vì phải tìm đúng loại mây thích hợp có độ dẻo dai, bền chắc vừa đủ. Sau khi tìm được mây, em tiến hành chẻ mây và vót thành sợi mảnh dưới sự hướng dẫn của ông Hồ Văn Số. Như vậy phần chuẩn bị coi như tạm ổn.

Và lúc này là công việc chính: Đan chiếc cặp. Với những sợi mây mảnh đã vót em tiến hành đan và tạo hình. Bắt đầu với việc đan phần đáy cặp, những sợi mây dài được uốn lên tạo các nếp gấp vuông góc với đáy và tiếp tục đan dần lên xung quanh như vậy cho đến khoảng 23cm và cố định phần trước. Phần lưng cặp thì em tiếp tục kéo dài lên và làm thành nắp chiếc cặp. Hai bên hông chiếc cặp thì em đan chéo lên để làm thành quai đeo. Trong quá trình làm em đã sử dụng dây cước để trang trí cho sản phẩm thêm đẹp mắt, dây đồng để cố định các mũi đan ở xung quanh và làm móc khóa. Đến đây công việc làm chiếc cặp đã hoàn thiện.

Như vậy, em đã hoàn thành ý tưởng của mình. Với chiếc cặp được làm từ nguyên liệu chủ yếu là mây, các em nhỏ có thể dùng nó để đến trường khi gia đình không có tiền để mua. Mặt khác, với những tiềm năng sẵn có ở địa phương như: nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm đan lát dày dặn, nên nếu có thể nhân rộng mô hình sáng tạo này thì nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn cho bản thân và gia đình chúng ta.

Khi sử dụng chiếc cặp này vào mùa mưa, học sinh có thể dùng thêm túi ni-lon để đựng sách vở và khi bị ướt, các em có thể hong khô bên bếp lửa của nhà mình.

 

Bài tham khảo 3:

  1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Tháp chuông, hộp nhạc dành cho trẻ em để tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường.
  2. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình tháp chuông, hộp nhạc bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, một bộ dây cót nhạc, thanh sắt, bút màu trang trí, băng dính, keo...)
  3. Cách sử dụng vận hành:

- Ta chỉ cần dùng tay kéo tấm gỗ hình cánh hoa theo chiều kim đồng hồ một, hai vòng rồi thả ra, hộp sẽ hoạt động bằng cách phát ra âm thanh rung động từ bộ dây cót trong hộp.

- Hộp phía bên trái, các em có thể để bút (hộp bút).
4. Giá trị mô hình sản phẩm:

- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại.

- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.

- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng, bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.

 

Bài tham khảo 4:

  1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
  2. Cấu tạo, quy trình vận hành mô hình/sản phẩm
  3. Cấu tạo

Mô hình của chúng em được cấu tạo như sau:

  • Phần núi, bề mặt trái đất, hồ, sông, biển, hạt mưa được làm từ xốp.
  • Mặt trời được làm từ giấy bìa màu.
  • Đám mây được làm từ các sợi bông, bìa carton.
  • Ngoài ra còn có các chất liệu khác như: màu vẽ, tre, que kem, giấy màu, keo gián.
  1. Quy trình vận hành

Vòng tuần hoàn của nước chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trên bầu khí quyển của Trái Đất. Nước được chuyển hóa từ thể này sang thể khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Mặt trời làm nóng nước từ các đại dương, hồ, sông sau đó nước biến thành hơi nước qua quá trình bốc hơi. Thực vật cũng bị mất nước ở dạng hơi nước từ lá của chúng vào không khí do quá trình thoát hơi nước. Khi hơi nước bay lên không trung gặp khí lạnh tạo thành các hạt nước nhỏ, cùng với hàng tỉ các hạt nước nhỏ khác tạo thành các đám mây. Và những hạt nước nhỏ ấy kết hợp với bụi, kim loại nặng, chất bẩn trong không khí nếu chúng rơi xuống mặt đất sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nên những đám mây nhân tạo ở phía trên sẽ làm nhiệm vụ hút, lọc những chất bẩn đó và trực tiếp loại bỏ các chất làm ô nhiễm môi trường không khí sau đó chỉ còn những hạt mưa ít chất bẩn rơi xuống đất. Quá trình này được gọi là quá trình ngưng tụ. Khi những đám mây trở nên nặng và không thể giữ được những hạt nước chúng sẽ rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa, mưa đá hoặc tuyết. Quá trình này được gọi là sự kết tủa. Một số lượng nước rơi xuống ngấm vào lòng đất tạo thành các mạch nước ngầm mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Số lượng nước còn lại rơi xuống hồ, sông và biển. Sau đó mặt trời lại tiếp tục làm nóng lượng nước này một lần nữa. Sự luân chuyển này được gọi là vòng tuần hoàn nước.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 18: Bài đọc - Đồng cỏ nở hoa. Luyện tập tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay