Đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 20: Chiều ngoại ô
File đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 20: Chiều ngoại ô. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
BÀI 20: CHIỀU NGOẠI Ô
PHẦN ĐỌC
Khởi động: Trao đổi với bạn về những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn.
Trả lời:
- Thiên nhiên ở nông thôn thì trong lành và yên bình, ít xe cộ và người qua lại, cảnh vật thơ mộng.... còn ở thành phố thì nhiều xe cộ và đông người qua lại, nhiều khói bụi và tiếng ồn, ít cây cối....
Câu 1: Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về chiều hè ở ngoại ô?
Trả lời:
Đoạn mở đầu giới thiệu về không khí và cảnh vật về chiều hè ở ngoại ô. Mát mẻ, yên tĩnh và không khí dịu lại trong nắng chiều.
Câu 2: Cảnh vật ở ngoại ô được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Cảnh vật ở ngoại ô được miêu tả:
- Con kênh: nước trong vắt, dải cỏ xanh như tấm vải ở hai bên bờ kênh
- Ruộng rau muống: xanh mơn mởn, hoa tím lấp lánh
- Rặng tre: xanh thì thầm trong gió
- Tiếng chim: cất tiếng hót tự do, thiết tha
- Cánh đồng lúa: thoang thoảng hương lúa chín và hương sen.
Câu 3: Vì sao tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị?
Trả lời:
Chiều hè ở ngoại ô qua bài văn Chiều ngoại ô rất bình dị, gần gũi, thêm chút tươi vui, phấn khởi kèm theo một chút tiếng cười của lũ trẻ nhỏ trong làng, mọi thứ đều rất yên bình và giản gị.
Câu 4: Tác giả có cảm nhận như thế nào khi chơi trong chiều hè ở ngoại ô?
Trả lời:
Tác giả cảm thấy thú vị khi được thả diều cùng lũ bạn là vì đối với tác giả cánh diều giúp những ước mơ, sẽ được bay lên trời cao, thật xa để bảo vệ lấy chính mình.
Câu 5: Nêu ý chính của mỗi đoạn trong bài.
Trả lời:
Đoạn 1: Giới thiệu khung cảnh bình dị của buổi chiều ngoại ô
Đoạn 2: Những kỉ niệm về buổi chiều hè ở ngoại ô
Đoạn 3: Niềm vui của tác giả trong buổi chiều hè thả diều ở ngoại ô
Câu 6: Thêm trạng ngữ cho mỗi câu dưới đây:
Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Trả lời:
Trên bầu trời, Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay cao. Chiều chiều, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Câu 7: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn dưới đây:
Đọc " Chiều ngoại ô" của Nguyễn Thụy Kha, tôi nhớ đến " Buổi sáng mùa hè trong các thung lũng" của Hoàng Hữu Bội, " Nắng trưa" của Băng Sơn,.... Các nhà văn đã cảm nhận cảnh vật trong mỗi mùa bằng nhiều giác quan, tạo nên những bức tranh phong cảnh mang sắc màu, âm thanh, hương vị,.... của cuộc sống.
Trả lời:
Dấu ngoặc kép trong đoạn văn dùng để đánh dấu tên tác phẩm.
VIẾT
Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a, Tả lá
Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.
(Đoàn Giỏi)
- Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?
- Lá bàng được tả theo trình tự nào?
- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?
b, Tả hoa
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
(Mai Văn Tạo)
- Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?
- Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?
c, Tả quả
Mùa hè đã đến, Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cảy nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bị, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dấm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
(Theo Vũ Tú Nam)
- Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để tả quả nhãn.
- Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
- Tả thân cây
Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
(Theo Lép Tôn-xtôi)
- Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em?
Trả lời:
a,
- Câu mở đầu đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp.
- Lá bàng được tả theo trình tự thời gian từ mùa xuân đến mùa đông
- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất.
b,
- Đoạn văn tả những đặc điểm thời gian ra hoa và hương thơm, màu sắc, hình dáng của hoa sầu riêng.
- Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm khác lạ của hoa.
c,
- Câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để tả quả nhãn là: Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn, hàng nghìn quả.
- Tác dụng của những biện pháp đó là làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.
d,
- Những từ ngữ tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em là: nứt nẻ đầy vết sẹo, to xù xì không cân đối....
Câu 2: Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quán sát.
Trả lời:
Cây bàng gắn bó với tuổi thơ trong những năm tháng đến trường. Bàng là loài cây thân gỗ, thân cây mọc thẳng đứng, hiên ngang giữa khoảng sân trường. Thân cây có vỏ màu nâu đậm, khá to, bằng vòng tay của chúng em. Vỏ cây mang vẻ sần sùi như những vết sẹo dài. Chúng em gọi đó là những vết tích mà sự khắc nghiệt của thời tiết ghi dấu ấn vào nó. Bàng khá cao, vươn mình bằng những nhánh cây khẳng khiu, đón lấy ánh nắng của tiết trời mùa hạ. Trên cành là những chiếc lá chen chúc nhau, toả rộng, xanh um, che mát khoảng sân rộng cho chúng em vui chơi. Vào những ngày thu, lá bàng đổi màu rụng lá, cành bàng đành ngậm ngùi tiễn biệt, lá lần lượt xa cây trong niềm tiếc nuối. Ngày đông, thân bàng một mình trơ trọi giữa tiết trời giá rét, chống chọi với cái lạnh giá của thời tiết. Khi xuân về, cành bàng ra những chồi non mơn mởn, tràn sức sống, bàng đung đưa mỉm cười vẫy gọi đón xuân sang.
VIẾT
Câu 1: Đọc sách báo về quê hương, đất nước.
Trả lời:
Em có thể đọc:
- Tên sách: Nước Việt Nam
- Tác giả: Hạo Nhiên
- Nội dung: giới thiệu về các vùng miền, các danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Tên câu chuyện |
Tác giả |
Ngày đọc |
Nội dung chính |
||
Điều làm em xúc động ở câu chuyện |
||
Mức độ yêu thích |
Trả lời:
Tên câu chuyện: Nước Việt Nam |
Tác giả: Hạo Nhiên |
Ngày đọc: 19/03/2023 |
Nội dung chính: Giới thiệu về các vùng miền, các danh lam thắng cảnh của Việt Nam. |
||
Điều làm em xúc động ở câu chuyện: Các danh lam thắng cảnh được nhắc đến trong bài |
||
Mức độ yêu thích: ****** |
Câu 3: Trao đổi với bạn những điều đáng nhớ về các vùng miền đất nước được giới thiệu trong sách báo.
Trả lời:
Các vùng miền được nhắc đến trong bài đều là những nơi quen thuộc với người dân Việt Nam.
Câu 4: Chia sẻ với người thân những thông tin thú vị em đọc được vè các vùng miền trên đất nước ta.
Trả lời:
Miền Bắc là cái nôi của văn hóa Việt Nam. Qua các thăng trầm lịch sử, kinh đô của đất nước ta luôn tọa lạc tại mảnh đất này.
Miền Trung thiên nhiên có phần hà khắc, con người quanh năm hứng chịu nhiều tai ương, xung quanh toàn là núi non, biển sông ngòi, đầm và đồng bằng.
Miền Nam đất lành chim đậu là vựa lúa chính của cả nước, là vựa trái cây nổi tiếng với những trái ngon ngọt mát lành.
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 20: Chiều ngoại ô