Đáp án Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 14: Vua Lý Thái Tông
File đáp án Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 14: Gương kiến quốc (Phần 1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
BÀI 14. GƯƠNG KIẾN QUỐC
(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)
CHIA SẺ
Câu 1: Giải ô chữ:
Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng.
* Dòng 1: ngày lễ chính thức lớn nhất của một nước, thường là kỉ niệm ngày thành lập nước.
* Dòng 3: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung.
* Dòng 4: yên ổn về trật tự xã hội.
* Dòng 5: bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
* Dòng 6: lá cờ tượng trưng cho một nước.
* Dòng 8: từ đồng nghĩa với nước, nhà nước.
Hướng dẫn chi tiết:
Câu 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Giải thích ý nghĩa của từ đó.
Hướng dẫn chi tiết:
- Từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh: Kiến Quốc
- Ý nghĩa:
+ Từ “kiến quốc” gồm có hai chữ, “kiến” có nghĩa là xây dựng, tạo lập, còn “quốc” có nghĩa là đất nước.
+ Khi kết hợp lại, “kiến quốc” có nghĩa là việc xây dựng, tạo lập một đất nước. => Trong lịch sử, từ này thường được sử dụng để chỉ việc thành lập một quốc gia hoặc một triều đại mới.
BÀI ĐỌC 1: VUA LÝ THÁI TÔNG
Câu 1: Vua Lý Thái Tông quan tâm phát triển nông nghiệp như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Vua Lý Thái Tông đã quan tâm phát triển nông nghiệp bằng cách ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp.
- Nhà vua còn nhiều lần tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân. Tháng Hai năm 1038, vua cho lập đàn tế Thần Nông ở của Bố Hải. Tế xong, vua tự cầm cày xuống ruộng.
Câu 2: Nhà vua đã làm gì để khuyến khích người dân dùng hàng hoá trong nước?
Hướng dẫn chi tiết:
- Nhà vua đã dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan.
- Nhà vua làm vậy để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tổng nữa, chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước, qua đó khuyến khích nghề canh cửi.
Câu 3: Tìm những sự việc cho thấy nhà vua luôn chăm lo đến đời sống của người dân.
Hướng dẫn chi tiết:
- Những sự việc cho thấy nhà vua luôn chăm lo đến đời sống của người dân bao gồm việc:
+ Ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp
+ Tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân
+ Ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước khi cả nước được mùa lớn.
Câu 4: Lòng yêu nước, thương dân của vua Lý Thái Tông đã đem lại kết quả thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Lòng yêu nước, thương dân của vua Lý Thái Tông đã đem lại kết quả là một trăm năm cầm quyền của vua Lý Thái Tông và con, cháu ông là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông được coi là thời kì hưng thịnh nhất của triều Lý. => Đó cũng là thời kì các danh tướng như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt lập những chiến công lẫy lừng.
Câu 5: Em thích nhất chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
- Em thích nhất chi tiết về việc vua Lý Thái Tông tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân.
=> Điều này cho thấy tấm lòng yêu dân và sự khiêm tốn của vua, cũng như tầm nhìn xa của vua trong việc phát triển nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu của đất nước vào thời đó.
=> Điều này cũng gợi nhắc cho em về tầm quan trọng của lao động và sự tôn trọng lao động trong cuộc sống.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Hướng dẫn chi tiết:
- 2 câu chuyện nói về về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước:
+ Kim Đồng của tác giả Tô Hoài
+ Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.
- Bài văn: Giới thiệu cuốn sách “Kim Đồng” - Tác giả: Tô Hoài
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).
Hướng dẫn chi tiết:
Em ghi vào phiếu đọc sách như sau:
Tên bài đọc: Vua Lý Thái Tông
Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần
Tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc:
Em rất ngưỡng mộ và kính trọng vua Lý Thái Tông sau khi đọc bài viết này. Em cảm thấy rất ấn tượng với tình yêu dân tộc, lòng nhân ái và tầm nhìn xa của vua Lý Thái Tông. Những chính sách của ông như khuyến khích nông nghiệp, ưu tiên hàng hóa trong nước, giảm thuế cho người dân, đều cho thấy sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của người dân và sự phát triển của đất nước. Hình ảnh vua tự mình cầm cày làm ruộng để khích lệ người dân làm việc chăm chỉ, và việc ông dạy cung nữ dệt gấm vóc để khuyến khích người dân dùng hàng hoá trong nước, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Những hành động này không chỉ thể hiện tình yêu dân tộc mà còn là minh chứng cho sự khiêm tốn và trí tuệ của vua.
Câu 3: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
Hướng dẫn chi tiết:
Sau khi tìm hiểu và đọc, em sẽ trình bày trước lớp về tác giả, nội dung và cảm nghĩ của em trước bài đọc mà em đã tìm hiểu ở nhà.
BÀI VIẾT 1: KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
I. NHẬN XÉT
Câu hỏi: Dựa vào bài học, Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ lại hôm mua con heo đất. Hôm đó, em chọn đi chọn lại, cuối cùng, thích con heo trên mặt quầy tạp hoá hơn mấy con trong quầy nên lấy nó. Lỡ con heo đó là của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao?
Hải vội đi tìm ba và kể lại chuyện số tiền trong con heo đất dư ra gần ba trăm nghìn. Ba hỏi: "Vậy, con tính sao?". Hải níu tay ba: "Chủ nhật này, ba chở con lên thị xã nha! Con phải trả lại tiền cho cô chủ tiệm tạp hoá.".
a) Trong đoạn văn có những chi tiết nào khác với đoạn văn trong bài đọc Cậu bé và con heo đất (trang 36-37)?
b) Người viết sáng tạo thêm những chi tiết ấy nhằm mục đích gì?
c) Vì sao có thể nói những chi tiết ấy không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?
Hướng dẫn chi tiết:
a) Trong đoạn văn này, có một số chi tiết khác với đoạn văn trong bài đọc “Cậu bé và con heo đất”.
- Đó là việc Hải nhớ lại hôm mua con heo đất và quyết định trả lại số tiền dư ra cho cô chủ tiệm tạp hoá.
- Trong bài đọc “Cậu bé và con heo đất”, không có chi tiết này.
b) Người viết sáng tạo thêm những chi tiết này nhằm mục đích làm cho câu chuyện trở nên phong phú và sinh động hơn.
…
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 14: Vua Lý Thái Tông