Đáp án Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 4: Sự tích dưa hấu
File đáp án Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 4: Có chí thì nên (Phần 1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
BÀI 4. CÓ CHÍ THÌ NÊN
(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)
CHIA SẺ
Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp thay cho hình gợi ý để hoàn chỉnh các câu tục ngữ dưới đây:
a) Lửa thử , gian nan thử .
b) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay .
Hướng dẫn chi tiết:
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 2: Hai câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Hai câu tục ngữ trên khuyên ta những điều sau:
a) “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”:
- Câu tục ngữ này khuyên ta rằng chỉ khi trải qua thử thách và khó khăn, chúng ta mới hiểu rõ giá trị thật sự của bản thân, giống như chỉ khi qua lửa, vàng mới sáng.
- Điều này khuyến khích chúng ta không nên sợ hãi trước khó khăn, thử thách mà hãy đối mặt và vượt qua chúng để trở nên mạnh mẽ hơn.
b) “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”:
- Câu tục ngữ này khuyên ta rằng dù gặp phải khó khăn, thách thức lớn đến đâu, chúng ta cũng không nên từ bỏ mục tiêu, ước mơ của mình.
- Giống như khi đang chèo thuyền trên biển, dù sóng to gió lớn, người chèo thuyền cũng không được buông tay chèo. Điều này khích lệ chúng ta phải kiên trì, không nản lòng trước khó khăn để tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.
BÀI ĐỌC 1: SỰ TÍCH DƯA HẤU
Câu 1: Vì sao Vua Hùng tin dùng và gả con gái nuôi cho Mai An Tiêm?
Hướng dẫn chi tiết:
Vua Hùng tin dùng và gả con gái nuôi cho Mai An Tiêm vì chàng rất tài giỏi.
Câu 2: Vì sao gia đình Mai An Tiêm bị nhà vua đày ra đảo xa?
Hướng dẫn chi tiết:
Gia đình Mai An Tiêm bị nhà vua đày ra đảo xa vì có kẻ ghen ghét, tâu với Vua Hùng rằng Mai An Tiêm không biết ơn, cho rằng mọi thành công của mình đều do bản thân mình.
Câu 3: Theo em, phẩm chất nào đã giúp vợ chồng Mai An Tiêm vượt qua khó khăn?
Hướng dẫn chi tiết:
- Phẩm chất kiên trì, sáng tạo và lòng nhân ái đã giúp vợ chồng Mai An Tiêm vượt qua khó khăn.
- Họ không chỉ tự cung tự cấp cho cuộc sống của mình mà còn biết chia sẻ với người khác.
Câu 4: Em thích câu nói nào của Mai An Tiêm? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
- Câu nói của Mai An Tiêm mà em thích nhất có thể là “Trời luôn có mắt. Nàng đừng lo!”.
=> Câu nói này thể hiện niềm tin vào sự công bằng của cuộc sống và khích lệ người khác vượt qua khó khăn.
Câu 5: Chi tiết nhà vua khen thẩm và cho triệu gia đình Mai An Tiêm trở về nói lên điều gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Chi tiết nhà vua khen thẩm và cho triệu gia đình Mai An Tiêm trở về nói lên rằng công bằng luôn tồn tại và những người làm việc tốt sẽ nhận được đền đáp xứng đáng, có chí ắt làm nên.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực (tinh thần và hành động quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu tốt đẹp đã đề ra).
- 1 bài văn tả người.
Hướng dẫn chi tiết:
- Truyện kể về ý chí và nghị lực (Dương Phong tuyển chọn)
- Tôi đi học (Nguyễn Ngọc Ký)
- Đứng dậy mạnh mẽ (Ních Vôi-chếch)
- Không bỏ cuộc (Ka-ga-oa Y-ô-si-ko)
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
Hướng dẫn chi tiết:
Tên bài đọc: Sự tích dưa hấu
Tác giả: Nguyễn Đồng Chi
Tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc:
Bài đọc “Sự tích dưa hấu” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí em. Câu chuyện về Mai An Tiêm, một người bị đày ra đảo hoang nhưng với ý chí và nghị lực phi thường, đã biến hoàn cảnh khó khăn thành cơ hội để khẳng định bản thân. Nhân vật Mai An Tiêm đã truyền cảm hứng cho em về tinh thần không ngừng nỗ lực, không bao giờ từ bỏ dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
Câu 3: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
Hướng dẫn chi tiết:
Sau khi chuẩn bị xong bài giới thiệu, em nên tập luyện trình bày để khi giới thiệu trước lớp sẽ trôi chảy hơn.
BÀI VIẾT 1: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
Câu 1: Nhận xét về cách tả ngoại hình của người trong các đoạn văn in nghiêng dưới đây:
a) Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng.
Nó trạc tuổi thẳng Chân “Phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có về là một tay bướng bỉnh, gan dạ.
Theo TRẦN VĂN
b) Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.
Chấm có một thân hình nở nang, cân đối. Hai cánh tay béo lẳn và chắc nịch, hai vai tròn và cái cổ cao. Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được. Đôi lông mày loà xoà tự nhiên làm cho đôi mắt sắc sảo của Chấm dịu dàng đi. Đôi mắt ấy đã định nhìn ai thì dâm nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình.
Theo ĐÀO VŨ
Gợi ý
- Tác giả tả những đặc điểm nào về ngoại hình của nhân vật?
- Các đặc điểm đó được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- Những đặc điểm nào gợi cho em nghĩ đến tính cách của nhân vật?
- Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế, chính xác của tác giả.
Hướng dẫn chi tiết:
Đối với Thắng, tác giả miêu tả theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ thân hình chung đến các bộ phận cụ thể trên cơ thể, cụ thể, tác giả tả rất chi tiết từ chiều cao, làn da, thân hình cho đến khuôn mặt. Trong đoạn văn, thân hình rắn chắc, nở nang và cái trán hơi dô ra của Thắng gợi cho em nghĩ đến tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh và gan dạ của chàng. Tác giả cũng đã sử dụng nhiều từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế, chính xác như “cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch” khi tả về Thắng
Đối với Chấm, tác giả miêu tả theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ thân hình chung đến các bộ phận cụ thể trên cơ thể, cụ thể, tác giả tả rất chi tiết từ thân hình, mái tóc, lông mày cho đến đôi mắt. Trong đoạn văn, đôi mắt sắc sảo nhưng dịu dàng và thói quen nhìn ai thì dám nhìn thẳng của Chấm gợi cho em nghĩ đến tính cách mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng rất dịu dàng của cô. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế, chính xác như “hai cánh tay bèo lẳn và chắc nịch, hai vai tròn và cái cổ cao, mái tóc đỏ quạch, đôi lông mày loà xoà tự nhiên, đôi mắt sắc sảo dịu dàng” khi tả về Chấm. Những từ ngữ, chi tiết này giúp người đọc hình dung rõ nét về ngoại hình của nhân vật.
Câu 2: Dựa theo dàn ý đã lập ở Bài 3 (trang 38), hãy viết đoạn văn tả ngoại hình của một người bạn mà em quý mến.
…
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Sự tích dưa hấu