Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10. CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chất nào sau đây ở thể rắn?

  1. Sắt.
  2. Khí oxygen.
  3. Nước.
  4. Thuỷ ngân.

Câu 2. Chất nào sau đây ở thể lỏng?

  1. Đá vôi.
  2. Nước.
  3. Khí oxygen.
  4. Lưu huỳnh.

Câu 3. Chất nào sau đây ở thể khí?

  1. Dầu ăn.
  2. Muối ăn.
  3. Giấm.
  4. Carbon dioxide.

Câu 4. Chất ở thể nào có thể rót và chảy tràn trên bề mặt?

  1. Thể dẻo.
  2. Thể rắn.
  3. Thể lỏng.
  4. Thể khí.

Câu 5. Chất ở thể nào có hình dạng cố định?

  1. Thể dẻo.
  2. Thể rắn.
  3. Thể lỏng.
  4. Thể khí.

Câu 6. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh không có đặc điểm nào sau đây:

  1. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  2. Chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  3. Với mỗi cấu trúc tinh thẻ, nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
  4. Thể tích của tất cả các chất rắn đều tăng khi nóng chảy. 

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng…

  1. Phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng.
  2. Không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
  3. Càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.
  4. Càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.

Câu 8. Một chất hơi đạt trạng thái “hơi bão hòa” thì:

  1. Áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi.
  2. Khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng.
  3. Tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi.
  4. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi chất.

Câu 9. Người ta đã lợi dụng tính chất nào của chất khí khi sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu?

  1. Dễ dàng nén được. 
  2. Không có hình dạng xác định.
  3. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. 
  4. Không chảy được.

Câu 10. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Quá trình này ứng với khái niệm nào sau đây?

  1. Sự đông đặc. 
  2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
  3. Sự nóng chảy và sự đông đặc. 
  4. Sự sôi.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

D

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

B

C

C

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chất ở thể nào dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng?

  1. Thể dẻo.
  2. Thể rắn.
  3. Thể lỏng.
  4. Thể khí.

Câu 2. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

  1. Sôi.             
  2. Ngưng tụ.         
  3. Bay hơi.             
  4. Hóa hơi. 

Câu 3. Điều nào sau đây không đúng?

  1. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
  2. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
  3. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
  4. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.

Câu 4. Chọn câu đúng khi nói về sự sôi:

  1. Sự sôi là sự bay hơi trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
  2. Sự sôi là sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.
  3. Sự sôi là sự bay hơi cả ở trong lòng chất lỏng lẫn cả trên bề mặt thoáng của nó.
  4. Cả 3 câu A, B, C đều sai.

Câu 5. Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là 283K?

  1. Nước đá.
  2. Thiếc.
  3. Chì.
  4. Nhôm.

Câu 6. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

  1. Bay hơi.             
  2. Ngưng tụ.         
  3. Sôi.              
  4. Hóa hơi.  

Câu 7. Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn:

  1. Nhiệt độ của chất lỏng tăng.
  2. Nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
  3. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
  4. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.

Câu 8. Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

  1. Thể tích của chất lỏng.
  2. Nhiệt độ.
  3. Gió.
  4. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 9. Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?

  1. Mỡ lợn tan khi

đun nóng. 

  1. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần.
  2. Thiếc bị tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào.
  3. Cho nhựa thông và bát sứ nung nóng. Nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián

Câu 10. Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dàu ngoài biển khơi. Theo em, có thể vận chuyển dầu lỏng và đất liền bằng cách nào?

  1. Cho dầu vào thùng chứa và vận chuyển vào đất liền. 
  2. Bơm dầu chảy qua những đường ống dẫn dầu về đất liền.
  3. Đưa cả mỏ dầu về đất liền rồi khai thác. 
  4. Cả A và B đều đúng. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

C

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

A

B

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Chất tồn tại ở mấy thể? Nêu khái niệm và lấy ví dụ.

Câu 2 ( 4 điểm). So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Các thể của chất: rắn, lỏng, khí

-       Thể rắn là dạng vật chất cứng trong cấu trúc và ít thay đổi về hình dạng cũng như khối lượng: Muối, đường,...

-       Thể lỏng là chất chảy tự do có thể tích không đổi có tính nhất quán: nước, sữa, dầu,..

-       Thể khí được mô tả như một trạng thái của vật chất khuếch tán tự do theo mọi hướng và lấp đầy toàn bộ không gian có sẵn, bất kể số lượng: SCF, O2, CO2,...

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Giống nhau: đều là sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng, xảy ra với nhiều chất khác nhau tại mọi nhiệt độ

-       Khác nhau:

+       Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

+       Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Tại sao nước có thể tồn tại ở ba trạng thái khác nhau là rắn, lỏng, khí? Sự tồn tại của nước ở ba trạng thái khác nhau (rắn, lỏng và khí) có liên quan đến cấu trúc phân tử và sự tương tác giữa các phân tử của nó.

Câu 2 ( 4 điểm). So sánh sự bay hơi và sự sôi.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Nước được tạo bởi các phân tử nước (H2O). Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử hydro (H) và một nguyên tử ôxi (O) lên kết với nhau bằng liên kết hydro.

-       Ở trạng thái rắn, các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau. Các liên kết hidro được hình thành và tạo ra mạng lưới 3D làm cho nước ở trạng thái rắn (băng) có khối lượng và hình dạng cố định.

-       Khi nhiệt độ tăng, năng lượng nhiệt làm cho các liên kết hidro yếu đi, và nước bắt đầu chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Các phân tử nước vẫn gắn kết với nhau thông qua liên kết hidro, nhưng chúng có thể di chuyển và trượt qua nhau.

-       Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, các liên kết hidro suy yếu hơn, nước chuyển sang trạng thái khí. Trong trạng thái khí, các phân tử nước không còn gắn kết với nhau và có thể di chuyển tự do.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Điểm giống nhau: đều chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

-       Điểm khác nhau :

+       Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

+       Sự sôi: chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

  1. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
  2. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
  3. Không nhìn thấy được.
  4. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Câu 2. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi?

  1. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.
  2. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.
  3. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.
  4. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Câu 3. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

  1. Gió thổi.          
  2. Lốc xoáy.         
  3. Mưa rơi.            
  4. Tạo thành mây.

Câu 4. Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì:

  1. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa.
  2. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén.
  3. Vật rắn thường đẹp hơn.
  4. Vì vật rắn dễ nén.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu cấu tạo hạt của chất.

Câu 2: Phân biệt sự nóng chảy và sự đông đặc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Các chất đều được cấu tạo bởi các “hạt" vô cùng nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu biểu diễn các hạt này bằng các hình cầu, ta có thể mô tả các thể của chất một cách dễ dàng.

-       Ở thể rắn, các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ dao động quanh một vị trí cố định. Trật tự này thay đổi thì vật thể bị phá vỡ.

-       Ở thể lỏng, các hạt không ở vị trí cố định, có thể di chuyển và trượt lên nhau.

-       Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm đầy vật chứa nó.

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

-       Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tìm ý đúng khi nói về đặc điểm của thể lỏng?

  1. Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.
  2. Các hạt liên kết không chặt chẽ, không có hình dạng xác định, có thể tích xác định, dễ bị nén. 
  3. Các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, dễ bị nén. 
  4. Các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.

Câu 2. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

  1. Sự tạo thành mây.
  2. Sương đọng trên lá cây.
  3. Sự tạo thành sương mù.
  4. Sự tạo thành hơi nước.

Câu 3. Nước đựng trọng cốc bay hơi càng nhanh khi:

  1. Nước trong cốc càng lạnh.
  2. Nước trong cốc càng ít.
  3. Nước trong cốc càng nóng.
  4. Nước trong cốc càng nhiều.

Câu 4. Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

  1. Không thay đổi.
  2. Tăng dần.
  3. Giảm dần.
  4. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu khái niệm sự đông đặc, sự nóng chảy, sự hóa hơi, sự ngưng tụ, sự bay hơi, sự sôi.

Câu 2. Dầu từ nhà máy, mỏ dầu được dẫn đến người tiêu dùng qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy.

-       Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc.

-       Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

-       Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hoá hơi. Khi sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi là sự bay hơi, khi xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi.

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Điều này thể hiện tính chất vật lí của thể lỏng vì nó có hình dạng theo vật chứa và chảy, lan ra mọi hướng

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay