Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Điền từ còn thiếu vào câu sau: Hỗn hợp trong tự nhiên đều là hỗn hợp của hai hay nhiều chất khác nhau. Do nhu cầu sử dụng nên quá trình… trong đời sống và công nghệ hoá học là rất cần thiết.

  1. Phân chia.                                   
  2. Tách chất.   
  3. Lọc hoá.                                      
  4. Loại bỏ tạp chất.

Câu 2. Phương pháp lọc là:

  1. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  2. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  3. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  4. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 3. Phương pháp chiết là:

  1. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  2. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  3. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  4. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 4. Phương pháp cô cạn là:

  1. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  2. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  3. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  4. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 5. Phương pháp lắng là:

  1. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  2. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  3. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  4. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 6. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  1. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  2. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
  3. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  4. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Câu 7.  Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?

  1. Nước và dầu ăn.
  2. Bột mì và nước.
  3. Cát và nước.
  4. Nước và rượu.

Câu 8. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có:

  1. Kích thước hạt nhỏ hơn.                                   
  2. Tốc độ rơi nhỏ hơn.
  3. Khối lượng nhẹ hơn.                                          
  4. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Bạn Hà muốn tách riêng một hỗn hợp gồm cát và muối. Các hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của bạn nhưng chưa đúng thứ tự.

Câu 9.  Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở các bước E,F lần lượt là:

  1. Bay hơi muối.                               
  2. Bay hơi nước.
  3. Bay hơi cát.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 10.  Quá trình diễn ra ở bước F là gì?

  1. Lọc.                               
  2. Bay hơi.
  3. Hoà tan.
  4. Chiết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

D

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

C

C

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  1. Chiết.                                                     
  2. Dùng máy li tâm.
  3. Cô cạn.                                                   
  4. Lọc.

Câu 2. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

  1. Dùng máy li tâm.                                                       
  2. Cô cạn.
  3. Chiết.                                                                         
  4. Lọc.

Câu 3. Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:

  1. Lọc.
  2. Bay hơi.
  3. Chưng cất.
  4. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước.

Câu 4. Để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối ta thường dùng phương pháp?

  1. Cô cạn.
  2. Tách.
  3. Lọc.
  4. Chưng cất.

Câu 5. Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?

  1. Hòa tan vào nước.
  2. Lắng, lọc.
  3. Dùng nam châm để hút.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  1. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
  2. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 
  3. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
  4. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 7. Cho hình ảnh về dụng cụ bên:

Theo em, dụng cụ này có thể dùng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào?

  1. Dầu ăn và nước.                                                
  2. Bột mì lẫn trong nước.
  3. Cát lẫn trong nước.                                           
  4. Rượu và nước.

Câu 8.  Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

  1. Bột đá vôi và muối ăn.                                      
  2. Bột sắt và muối ăn.
  3. Đường và muối.                                                
  4. Giấm và rượu.

Bạn Hà muốn tách riêng một hỗn hợp gồm cát và muối. Các hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của bạn nhưng chưa đúng thứ tự.

Câu 9. Sắp xếp lại để mô tả đúng các bước tách riêng hỗn hợp cát và muối.

  1. C – A – F – B – D – E.
  2. A – C – F – B – D – E.
  3. A – C – F – B – D – E.
  4. B – C – F – A – D – E.

Câu 10. Lớp vải lọc có tác dụng lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất. Vậy nó có tác dụng tương tự như dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm?

  1. Phễu lọc.
  2. Giấy lọc.
  3. Phễu chiết.
  4. A và B là đáp án đúng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

B

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

A

B

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Lấy ví dụ về các phương pháp tách chiết thông dụng.

Câu 2 ( 4 điểm). Lấy ví dụ về một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất đặc trưng riêng của chất.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Lắng, gạn: sa lắng phù sa, lắng bụ trong không khí, tách bơ từ sữa,..

-       Lọc: lọc nước, lọc bụi trong không khí,...

-       Cô cạn: tách muối từ nước biển, tách cao su tự nhiên từ mủ cao su,...

-       Chưng cất: chưng cất rượu, dầu mỏ, tinh dầu,...

-       Kết tinh: tách đường ăn trong dung dịch, tinh chế muối ăn,...

-       Chiết: tách dầu ra khỏi nước,...

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       VD 1: Có hỗn hợp bột gồm sắt lẫn trong bột gỗ, có thể dùng nam châm để tách sắt ra khỏi bột gỗ, do sắt bị nam châm hút còn gỗ thì không.

-       VD 2: Có hỗn hợp khí oxygen đi qua khí carbon dioxide. Để loại bỏ khí carbon dioxide, có thể dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong, khí carbon dioxide phản ứng với nước vôi trong nên bị giữ lại, còn khí oxygen thoát ra ngoài.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu mục đích của các phương pháp tách chất thông dụng.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao khi ra ngoài chúng ta nên đeo khẩu trang?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Lắng, gạn: tách chất rắn ra khỏi chất lỏng hoặc khí

Lọc: tách chất rắn lơ lửng ra khỏi chất lỏng hoặc khí

Cô cạn, kết tinh: tách chất tan rắn ra khỏi dung dịch

Chưng cất: tách chất lỏng dễ bay hơi ra khỏi dung dịch

Chiết: tách các chất lỏng không tan từ hỗn hợp tách lớp

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Vì đeo khẩu trang sẽ giúp lọc và giữ lại khói bụi trong không khí ở mặt ngoài khẩu trang, giúp chúng ta hít thở không khí được sạch hơn.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu là quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống?

  1. Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.
  2. Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước
  3. Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2. Cho biết nhiệt độ sôi của rượu (ethanol) là 78°C, của nước là 100°C. Em hãy để xuất giải pháp để tách rượu ra khỏi nước ?

  1. Cô cạn.
  2. Lọc.
  3. Bay hơi.
  4. Chưng cất.

Câu 3. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới −960C để hoá lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến đưới −1830C.  Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháo tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là:

  1. Phương pháp lọc.
  2. Phương pháp chưng phân đoạn.
  3. Phương pháp cô cạn.
  4. Phương pháp chiết.

Câu 4. Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết nóng bức khiến ta cảm thấy ngột ngạt, Nhưng chỉ cần một trận mưa rào ập xuống lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là:

  1. Mưa làm giảm nhiệt độ môi trường và loiaj bớt khói bụi ra khỏi không khí.
  2. Mưa làm giảm nhiệt độ môi trường.      
  3. Mưa làm chết các loài sinh vật gây bệnh.
  4. Mưa làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tại sao khi ra ngoài chúng ta nên đeo khẩu trang?

Câu 2: Máy lọc nước gia đình hoạt động như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Vì đeo khẩu trang sẽ giúp lọc và giữ lại khói bụi trong không khí ở mặt ngoài khẩu trang, giúp chúng ta hít thở không khí được sạch hơn.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Máy lọc nước gia đình chứa các lõi lọc. Trong lõi lọc lại chứa cột lọc, đây là “trái tim” của máy lọc nước. Một máy lọc nước có thể có nhiều cột lọc chứa khe màng lọc với kích thước khác nhau. Nước từ nguồn nước được bơm qua các lõi lọc, các hạt tạp chất sẽ được giữ lại và chỉ cho nước đi qua. Từ đó, ta thu được nước sạch.

        3 điểm

    

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nguyên tắc có thể tách lấy nước ngọt từ nước biển ?

  1. Chưng cất.
  2. Bay hơi nước.
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  4. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 2. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới −960C để hoá lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến đưới −1830C.  Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháo tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là:

  1. Phương pháp lọc.
  2. Phương pháp chưng phân đoạn.
  3. Phương pháp cô cạn.
  4. Phương pháp chiết.

Câu 3. Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?

  1. Tây Nguyên. 
  2. Nam Trung Bộ.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4. Trong máy lọc nước có rất nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

  1. Lọc và giữ lại khoáng chất.
  2. Lọc hoá chất độc hại.
  3. Lọc chất tan trong nước.
  4. Lọc chất không tan trong nước.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu nguyên tắc tách chất và kể tên một số phương pháp tách chất thông dụng.

Câu 2. Vì sao cần phải tách chất mà không đưa vào sử dụng luôn?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất, ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

-       Một số phương pháp tách chất thông dụng: lắng, gạn và lọc; cô cạn; chiết.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Cần phải tách chất vì:

-       Đảm bảo chất lượng: loại bỏ các tạp chất trong nguồn tài nguyên, đảm bảo chất lượng cao của nguyên liệu, cho phép kiểm tra, đánh giá và xác định đặc tính vật lý, hóa học của chất, đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết.

-       Sử dụng hiệu quả tài nguyên: giúp tách các thành phần cần thiết từ nguyên liệu, giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí.

-       An toàn và sức khỏe: giúp loại bỏ hoặc giảm các chất độc hại và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

-       Ứng dụng và sử dụng đa dạng: Quá trình tách chất tạo ra các thành phần riêng lẻ, mở ra cơ hội sử dụng, ứng dụng và kết hợp chúng vào các sản phẩm khác nhau, tạo ra các cơ hội đa dạng và sáng tạo cho việc sử dụng và tận dụng tối đa tiềm năng của nguyên liệu.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay