Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối Bài 13: Một số nguyên liệu

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 13: Một số nguyên liệu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13. MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

  1. Đất sét.
  2. Gạch xây dựng.
  3. Xi măng.
  4. Ngói.

Câu 2. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là:

  1. Vật liệu.
  2. Phế liệu.
  3. Nhiên liệu.
  4. Nguyên liệu.

Câu 3. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

  1. Ngói.                                              
  2. Đất sét.
  3. Xi măng.                                                
  4. Gạch xây dựng.

Câu 4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: "Gỗ vừa là ... để làm nhà, vừa là ... sản xuất giấy, vừa là ... để đun nấu”.

  1. Vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.
  2. Nguyên liệu, nhiên liệu.
  3. Vật liệu, nguyên liệu.
  4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

Câu 5. Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

  1. Muối ăn.                                
  2. Nước mắm.                        
  3. Dầu ăn.                             
  4. Đường ăn.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  1. Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.
  2. Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, théo,...
  3. Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7. Để sản xuất gang và thép, người ta chế biến từ quặng gì?

  1. Quặng sắt.                      
  2. Quặng Bauxite.
  3. Quặng đồng.                        
  4. Quặng titanium.

Câu 8. Quặng bôxit dùng làm nguyên liệu để sản xuất :

  1. Sắt.
  2. Nhôm.
  3. Gang.
  4. Thép.

Câu 9. Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:

  1. Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.
  2. Gây ô nhiễm nguồn nước.
  3. Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 10. Đâu không phải là cách sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?

  1. Để lửa thật to khi dùng than, củi, bếp ga,… để nấu ăn.
  2. Hạn chế dùng các phương tiện cá nhân như xe máy,…
  3. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng: xe buýt, tàu điện,...
  4. Tắt hết các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

B

D

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Dãy nào dưới đây gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên?

  1. Đất, đá, nhựa.                            
  2. Đất, thuỷ tinh, dầu mỏ.                        
  3. Đất, quặng, dầu mỏ.                              
  4. Thuỷ tinh, gốm, gỗ.

Câu 2. Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là:

  1. Nguyên liệu.                      
  2. Vật liệu.
  3. Nhiên liệu.                        
  4. Khoáng sản.

Câu 3. Đá vôi không được dùng để:

  1. Đập nhỏ để làm đường, bê tông.
  2. Làm thực phẩm.
  3. Sản xuất vôi sống.
  4. Chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng.

Câu 4. Sản phẩm được sản xuất từ dầu thô là:

  1. Xi măng.                                 
  2. Bàn ghế.                     
  3. Đá ốp lát.                          
  4. Dầu hoả.

Câu 5. Cây ngô là nguyên liệu để sản xuất:

  1. Thức ăn gia súc.                                 
  2. Đường.                     
  3. Gạo.                          
  4. Đá ốp lát.

Câu 6. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

  1. Nông sản.
  2. Bông.
  3. Dầu thô.
  4. Gỗ.

Câu 7. Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng?

  1. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
  2. Vì gang giòn hơn thép.
  3. Vì gang khó sản xuất hơn thép.

D.Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép

Câu 8. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  1. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
  2. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
  3. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
  4. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.

Câu 9. Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng?

  1. Bay hơi.            
  2. Lắng gạn.        
  3. Chế biến.
  4. Nấu chảy.          

Câu 10. Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để khai thác an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững?

  1. Khai thác nguyên liệu triệt để.
  2. Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.
  3. Kiểm soát, xử lí chất thải, bảo vệ môi trường.
  4. Khai thác một cách khoa học, tiết kiệm và có giới hạn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

B

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

A

C

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu nguồn gốc và các loại nguyên liệu

Câu 2 ( 4 điểm). Quặng sắt được tạo thành từ gang, thép như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,

-       Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.

-       Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),...

-       Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thuỷ tinh,..

-       Từ dầu mỏ điều chế ra các hoá chất cơ bản, đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, tơ,...

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Quặng sắt được nghiền nhỏ, loại bỏ bớt tạp chất rồi nung với than cốc ở lò cao thu được gang (chứa hơn 95% sắt). Từ gang người ta lại luyện thành thép (giảm lượng carbon và có thêm các kim loại khác,...) có nhiều công dụng hơn.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu lợi ích và tác hại khi khai thác nguyên liệu tự nhiên.

Câu 2 ( 4 điểm). Nguyên liệu nào được khai thác nhiều nhất ở Việt Nam?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Lợi ích:

+       Cung cấp nguồn tài nguyên thiết yếu

+       Tạo ra việc làm và phát triển kinh tế

+       Là nguồn thuế và tài trợ cho chính phủ

-       Tác hại:

+       Môi trường và sự phá hoại sinh thái: mất rừng, tuyệt chủng loài, ô nhiễm môi trường và suy thoái đất.

+       Tác động xã hội và văn hóa: gây xáo trộn và tác động tiêu cực đến các cộng đồng địa phương, gây ra tranh chấp về đất đai, mất nơi sống truyền thống và thay đổi văn hóa địa phương.

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Việt Nam chủ yếu khai thác và xuất khẩu quặng thô, mang lại giá trị kinh tế thấp và tổn thất do khai thác hầm lò là từ 40% đến 60%; apatit từ 26% đến 43%; quặng kim loại từ 15%; dầu khí từ 50% đến 60%; tổng thu hồi quặng vàng trong chế biến chỉ đạt 30-40%.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nguyên liệu chính để sản xuất ra xăng là:

  1. Quặng.
  2. Dầu hoả.
  3. Dầu mỏ.
  4. Đá vôi.

Câu 2. Để sản xuất ra rổ, rá, chiếu, mành,… người ta sử dụng nguyên liệu gì?

  1. Đá vôi.
  2. Tre.
  3. Quặng.
  4. Cát.

Câu 3. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

  1. Đá vôi.                                                   
  2. Đất sét.
  3. Cát.                                                        
  4. Gạch

Câu 4. Khai thác đá vôi gây tác hại đến môi trường như thế nào?

  1. Ô nhiễm không khí.                      
  2. Ảnh hưởng cảnh quan.
  3. Gây sụt lún đồi núi.                        
  4. Tất cả các đáp án trên.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Đá vôi thường dùng để làm gì, có đặc điểm như thế nào?.

Câu 2: Nêu khái niệm quặng. Kể tên một số quặng thường thấy và ứng dụng của chúng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Đá vôi được dùng để:

+       Sản xuất vôi sống.

+       Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông.

+       Chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,...

-       Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,... nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen,...

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Quặng là loại đất đá chứa các chất có giá trị với hàm lượng lớn, được khai thác và chế biến thành các sản phẩm hữu dụng.

-       Một số quặng thường thấy:

+       Quặng sắt dùng để chế tạo gang và thép (hai loại vật liệu quan trọng chứa thành phần chính là sắt, được dùng trong xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ,...).

+       Quặng bauxite (chứa nhôm oxit) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô, kĩ thuật điện, xây dựng,...

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là gì?

  1. Đá vôi.            
  2. Cát.                  
  3. Đất sét              
  4. Đá.

Câu 2. Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng,… là gì?

  1. Cát.                  
  2. Đá vôi.              
  3. Đất sét.              
  4. Đá.

Câu 3. Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng đá vôi để ngoài trời?

  1. Vì đá vôi có tính chất xốp nên dễ bị hao mòn.                               
  2. Vì đá vôi tan trong acid, tạo bọt khí.      
  3. Vì đá vôi dễ ngấm nước.
  4. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 4. Tại sao gạch không nug thường được thiết kế các lỗ hổng?

  1. Tạo khe rỗng giúp cách nhiệt, cách ẩm tốt hơn.
  2. Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn.
  3. Giảm chi phí sản xuất những vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu các biện pháp cần thực hiện để bao vệ nguồn nguyên liệu.

Câu 2. Phân biệt nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Tăng cường tái chế: Thúc đẩy việc sử dụng các quy trình và công nghệ tái chế để tái sử dụng nguồn nguyên liệu đã sử dụng.

-       Thúc đẩy sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững: Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ các nguồn tái tạo và bền vững.

-       Quản lý và bảo vệ các khu vực sinh quyển và đặc điểm tự nhiên quan trọng.

-       Hạn chế sử dụng các chất độc hại.

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Nguyên liệu tự nhiên:

+       Nguồn gốc: xuất phát từ tự nhiên và không có sự can thiệp của con người.

+       Quá trình sản xuất: đơn giản hơn và ít yêu cầu quá trình xử lý phức tạp.

-       Nguyên liệu nhân tạo:

+       Nguồn gốc: Nguyên liệu nhân tạo được tạo ra hoặc chỉnh sửa bởi con người thông qua các quy trình sản xuất và công nghệ. Chúng thường là kết quả của xử lý, tái chế hoặc kỹ thuật tạo hóa.

+       Quá trình sản xuất: thường liên quan đến quá trình kỹ thuật và công nghệ phức tạp

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay