Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân được định nghĩa như thế nào?
- A. Tự do bày tỏ quan điểm ý kiến của mình trên một lĩnh vực của đời sống
- B. Được tham gia góp ý, xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
- C. Được sáng tạo các sản phẩm báo chí, được tiếp cận với các thông tin bảo chí
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền gì sau đây?
- A. Tự do tụ họp
- B. Tự do biểu tình
- C. Tự do lập hội
- D. Tự do báo chí
Câu 3: Người bao nhiêu tuổi khi vi phạm về quyền tự do ngôn luận thì phải chịu trách nhiệm hình sự?
- A. Từ đủ 16 tuổi
- B. Từ đủ 13 tuổi
- C. Từ đủ 14 tuổi
- D. Từ đủ 18 tuổi
Câu 4: Quyền tự do báo chí của công dân bao được thể hiện qua các việc làm nào sau đây?
- A. Sáng tạo sản phẩm báo chí
- B. Cung cấp thông tin cho báo chí
- C. Tiếp cận thông tin báo chí
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Quyền tự do báo chí của công dân được thể hiện như thế nào?
- A. Cung cấp thông tin cho báo chí
- B. Phản hồi thông tin trên báo chí
- C. Tiếp cận thông tin báo chí
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Trách nhiệm của học sinh là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin?
- A. Gương mẫu chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đề ra
- B. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
- C. Tích cực tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện theo các đường lối chính sách của Đảng
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Người vi phạm về quyền tự do ngôn luận, báo chí, và tiếp cận thông tin của nhân dân sẽ bị xử phạt như thế nào?
- A. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự
- B. Chỉ phạt hành chính
- C. Chỉ phạt giam giữ
- D. Căn cứ vào mức độ của hành vi và xử phạt theo khung hình phạt đã đựo quy định
Câu 8: “Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó cá nhân có tự do, dân chủ, có quyền lực thật sự” là một nội dung thuộc ….
- A. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận
- B. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận
- C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận
- D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận
Câu 9: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình sẽ bị phạt tù bao lâu?
- A. Từ 2 tháng đến 1 năm
- B. Từ 3 tháng đến 2 năm
- C. Từ 4 tháng đến 3 năm
- D. Từ 5 tháng đến 5 năm
Câu 10: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào dưới đây?
- A. Đưa thông tin không hay về trường mình lên Facebook
- B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp trong các cuộc họp
- C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình
- D. Chê bai trường mình ở nơi khác
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | D | A | D | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | A | B | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quyền tự do báo chí của công dân bao được thể hiện qua các việc làm nào sau đây?
- A. Sáng tạo sản phẩm báo chí
- B. Cung cấp thông tin cho báo chí
- C. Tiếp cận thông tin báo chí
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền gì sau đây?
- A. Tự do tụ họp
- B. Tự do biểu tình
- C. Tự do lập hội
- D. Tự do báo chí
Câu 3: Quyền tự do báo chí của công dân được thể hiện như thế nào?
- A. Cung cấp thông tin cho báo chí
- B. Phản hồi thông tin trên báo chí
- C. Tiếp cận thông tin báo chí
- D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?
- A. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
- B. Nhà nước nghiêm cấm người dân được phát biểu ý kiến của mình
- C. Nhà nước hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân
- D. Nhà nước chỉ cho phép công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các lĩnh vực cá nhân
Câu 5: Hành vi nào sau đây không phải tự do ngôn luận?
- A. Viết bài cho báo Hoa học trò
- B. Viết thư cho hòm thư góp ý
- C. Viết thư ra nước ngoài
- D. Nói leo trong lớp
Câu 6: “Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó cá nhân có tự do, dân chủ, có quyền lực thật sự” là một nội dung thuộc ….
- A. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận
- B. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận
- C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận
- D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận
Câu 7: Người vi phạm về quyền tự do ngôn luận, báo chí, và tiếp cận thông tin của nhân dân sẽ bị xử phạt như thế nào?
- A. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự
- B. Chỉ phạt hành chính
- C. Chỉ phạt giam giữ
- D. Căn cứ vào mức độ của hành vi và xử phạt theo khung hình phạt đã đựo quy định
Câu 8: Vai trò của luật An ninh mạng với quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?
- A. Cụ thể hóa quy định sử dụng không gian mạng
- B. Cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội
- C. Ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân
- D. Cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng
Câu 9: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm cảu chị P có thể gây ra các hậu quả gì?
- A. Chị P có thể làm theo các mẹo mà mình biết được và gặp các vấn đề không tốt về sức khỏe
- B. Chị P có thêm được nhiều thông tin bổ ích
- C. Chị P có thêm được nhiều người bạn mới từ các hội nhóm
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình sẽ bị phạt tù bao lâu?
- A. Từ 2 tháng đến 1 năm
- B. Từ 3 tháng đến 2 năm
- C. Từ 4 tháng đến 3 năm
- D. Từ 5 tháng đến 5 năm
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | D | D | A | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | D | A | A | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Em hãy cho biết quyền tự do báo chí là gì? Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sẽ bị xử phạt như thế nào?
Câu 2: Chị Lan muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Chị Lan đến Ủy ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi Lan trình bày về mong muốn của mình, chị đã được cung cấp đầy đủ những thông tin mà chị đề nghị và giải thích rõ cho chị về những nội dung trong thông tin.
Ở trường hợp trên, chị Lan đã thực hiện quyền của mình như thế nào? Đó là quyền gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí. Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. – Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. | 3 điểm 3 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Chị Lan đã thực hiện quyền của mình bằng cách tìm hiểu về bồi dưỡng, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình. Đó là quyền tiếp cận thông tin của mình. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1: Người dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền biểu tình của công dân có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Câu 2: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm của chị P có thể gây ra các hậu quả gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Theo Khoản 1 Điều 167 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Việc chị P không kiểm soát được nguồn gốc các thông tin mà mình đăng tải lên các trang mạng xã hội vô tình sẽ làm nhiều người có thể tiếp cận được với các thông tin giả mạo, không đáng tin cậy, gây nhiễu loạn thông tin. | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân được định nghĩa như thế nào?
- A. Tự do bày tỏ quan điểm ý kiến của mình trên một lĩnh vực của đời sống
- B. Được tham gia góp ý, xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
- C. Được sáng tạo các sản phẩm báo chí, được tiếp cận với các thông tin bảo chí
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Quyền tự do báo chí của công dân được thể hiện như thế nào?
- A. Cung cấp thông tin cho báo chí
- B. Phản hồi thông tin trên báo chí
- C. Tiếp cận thông tin báo chí
- D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Trách nhiệm của học sinh là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin?
- A. Gương mẫu chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đề ra
- B. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
- C. Tích cực tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện theo các đường lối chính sách của Đảng
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Trong lúc mọi người ăn tối, ti vi có phát chương trình Thế giới động vật mà M yêu thích. Em tính xem một lát rồi mới đứng dậy vào bàn học. Thấy vậy, mẹ M ngay lập tức giục em đứng dậy đi học. M có bày tỏ muốn được xem chương trình vì có nhiều thông tin bổ ích nhưng mẹ của M nói rẳng chỉ có các chương trình gì liên quan đến việc học của em mới quan trong và cần xem. Theo em, mẹ của M có vi phạm về quyền tự do tiếp cận thông tin của con không?
- A. Mẹ M làm tất cả là muốn cho con học tốt chứ không hề có ý xấu nên không vi phạm vào luật
- B. Mẹ M phạm luật vì chương trình M muốn xem cũng có bổ sung thêm kiến thức về muôn loài và việc việc em xem hoàn toàn có thể tiếp thu được thêm các tri thức bổ ích, mẹ không nên cấm em xem
- C. Chỉ đáp án A đúng
- D. Chỉ đáp án B đúng
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Em hãy cho biết quyền tự do báo chí là gì?
Câu 2: Anh Huy và anh Hải trao đổi với nhau về việc tìm hiểu thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh mình. Anh Huy thường hay theo dõi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua kênh VTV 1, nhưng anh không hiểu làm thế nào để có thể biết được thông tin về tỉnh mình. Anh Hải đã tư vấn cho anh Huy có thể tìm hiểu qua kênh truyền hình của tỉnh, hệ thống đài phát thanh của địa phương, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.
Ở trong trường hợp trên, anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | D | D | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí. Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. | 1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách kênh truyền hình của tình, hệ thống đài phát thanh của địa phương. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vai trò của quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?
- A. Phát huy quyền làm chủ của công dân
- B. Sử dụng quyền tự do ngôn luận để xây dựng, bảo vệ lợi ích của tập thể, Quốc gia đất nước
- C. Cả 2 đáp án A và B đều sai
- D. Cả 2 đáp án A và B đều đúng
Câu 2: Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là gì?
- A. Đăng tác phẩm của công dân phù hợp với tôn chỉ
- B. Đăng tải tác phẩm của công dân không cần kiểm duyệt trước
- C. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của các công dân phù hợp với thị hiếu người đoc
- D. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và các tác phẩm báo chí của khác của công dân phù hợp với tôn chỉ
Câu 3: “Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó cá nhân có tự do, dân chủ, có quyền lực thật sự” là một nội dung thuộc ….
- A. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận
- B. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận
- C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận
- D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận
Câu 4: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm cảu chị P có thể gây ra các hậu quả gì?
- A. Chị P có thể làm theo các mẹo mà mình biết được và gặp các vấn đề không tốt về sức khỏe
- B. Chị P có thêm được nhiều thông tin bổ ích
- C. Chị P có thêm được nhiều người bạn mới từ các hội nhóm
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Em hãy cho biết quyền tiếp cận thông tin là gì?
Câu 2: Trong lúc mọi người ăn tối, ti vi có phát chương trình Thế giới động vật mà M yêu thích. Em tính xem một lát rồi mới đứng dậy vào bàn học. Thấy vậy, mẹ M ngay lập tức giục em đứng dậy đi học. M có bày tỏ muốn được xem chương trình vì có nhiều thông tin bổ ích nhưng mẹ của M nói rẳng chỉ có các chương trình gì liên quan đến việc học của em mới quan trong và cần xem. Theo em, mẹ của M có vi phạm về quyền tự do tiếp cận thông tin của con không?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | D | A | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ. Công dân được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện. Việc thực hiện quyền này phải theo Luật Tiếp cận thông tin. | 1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Mẹ M phạm luật vì chương trình M muốn xem cũng có bổ sung thêm kiến thức về muôn loài và việc việc em xem hoàn toàn có thể tiếp thu được thêm các tri thức bổ ích, mẹ không nên cấm em xem. | 3 điểm |