Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Mở rộng vị ngữ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Mở rộng vị ngữ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vị ngữ thường có cấu tạo:

  1. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
  2. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
  3. Đại từ, chỉ từ, lượng từ
  4. Tình thái từ

Câu 2: Trong mô hình cụm động từ, các từ đã, sẽ đang, sẽ, sắp nằm ở vế nào?

  1. Phụ trước
  2. Trung tâm
  3. Phụ sau
  4. Không xác định được

Câu 3: Câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” có mấy vị ngữ?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Xác định vị ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông

vui, tấp nập”

  1. Chợ Năm Căn
  2. Nằm sát
  3. Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
  4. Vị ngữ được lược bỏ

Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  1. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở
  2. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  3. Mặt trời chẳng của riêng ai
  4. Những cánh hoa mai trên đồi

Câu 6: Câu “Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng” sai ở đâu?

  1. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
  2. Thiếu chủ ngữ
  3. Thiếu vị ngữ
  4. Thiếu thành phần phục của câu
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ về cụm danh từ?

Câu 2 (2 điểm): Cho các động từ sau: hết, thành, có, hóa, biến thành, bằng, không, thua. Hãy xếp các động từ trên vào các nhóm sau:

- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại)

- Động từ chỉ trạng thái biến hóa

- Động từ chỉ trạng thái tiếp thu

- Động từ chỉ trạng thái so sánh

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

A

B

C

D

A

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Cụm danh từ:

+ Tổ hợp từ do danh từ kết với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

+ Có ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn một danh từ, nhưng lại hoạt động trong câu giống như một danh từ

- Ví dụ: "Một túp lều nát trên bờ biển"

0,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại): có, không, hết

- Động từ chỉ trạng thái biến hóa: biến thành, hóa

- Động từ chỉ trạng thái tiếp thu: thành

- Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  1. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
  2. Theo vị trí của chúng trong câu
  3. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
  4. Theo mục đích nói của câu

Câu 2: Đâu là nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

  1. Chạy, đi, cười, đọc
  2. Định, toan, dám, đừng
  3. Buồn, đau, ghét, nhớ
  4. Thêu, may, khâu, đan

Câu 3: Cụm động từ có cấu tạo gồm mấy phần?

  1. Gồm 2 phần
  2. Gồm 3 phần
  3. Có thể gồm 2 phần hoặc 3 phần
  4. Trên 4 phần

Câu 4: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

  1. Chỉ thời gian
  2. Chỉ nơi chốn
  3. Chỉ nguyên nhân
  4. Chỉ phương tiện

Câu 5: Tìm cụm danh từ đủ cấu trúc ba phần?

  1. Một em học sinh lớp 6
  2. Tất cả lớp
  3. Con trâu
  4. Cô gái mắt biếc

Câu 6: Cụm danh từ nào dưới đây chỉ có thành phần trung tâm và phụ sau?

  1. Các bạn học sinh
  2. Hoa hồng
  3. Chiếc thuyền buồm khổng lồ màu đỏ
  4. Chàng trai khôi ngô
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định vị ngữ trong các câu sau:

  1. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.
  2. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.
  3. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
  4. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

Câu 2 (2 điểm): Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

  1. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.
  2. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

B

C

D

A

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. ở góc vườn nhà ông Tuyên

b. lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư

c. đã nhỏ lại, sáng vằng vặc

d. đi thật chậm mà cũng thật nhanh

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 a) Vị ngữ: mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.

=> Là các cụm từ

b) Vị ngữ: dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”

=> Là cụm từ

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay