Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 9 Văn bản 2: Điều không tính trước

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 9 Văn bản 2: Điều không tính trước. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐIỀU KHÔNG TÍNH TRƯỚC

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điều không tính trước là văn bản thuộc thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết
  2. Truyện ngắn
  3. Truyện dài
  4. Kịch

Câu 2: Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Điều không tính trước?

  1. Nghĩa
  2. Nghi
  3. Lợi
  4. Phước

Câu 3: Trong văn bản Điều không tính trước, nguyên nhân dẫn đến sự việc “Tôi chuẩn bị đánh nhau” là gì?

  1. Xích mích trong một trận bóng
  2. Xích mích trong một trận chơi bi
  3. Xích mích vì một bạn gái
  4. Xích mích trong gia đình

Câu 4: Nhân vật “tôi” đã có thái độ gì khi không được công nhận bàn thắng?

  1. Bình thản
  2. Vui vẻ chấp nhận
  3. Không quan tâm
  4. Ức chế và giận tím mặt

Câu 5: Nhân vật Nghi đã chuẩn bị “vũ khí” gì để đáp lại đám bạn?

  1. Kềm
  2. Cuốn luật bóng đá
  3. Roi
  4. Dây thun

Câu 6: Văn bản Điều không tính trước gợi lên bài học về tình cảm nào trong cuộc sống?

  1. Tình yêu
  2. Tình làng xóm
  3. Tình cảm gia đình
  4. Tình bạn
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

Câu 2 (2 điểm): Qua những lời đối thoại, có thể thấy được nhân vật “tôi” là người như thế nào? Những chi tiết nào thể hiện điều đấy?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

A

D

B

D

  1. Phần tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Giá trị nội dung:

+ Việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa nhân vật “tôi” và Nghi. Mỗi người lại có những suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau trước một vấn đề

+ Nếu như đoàn kết, giải quyết theo hướng tích cực thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn

- Giá trị nghệ thuật:

+ Tình huống truyện bất ngờ, hài hước, kịch tính

+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất cùng miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng chân thực

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Là người hiếu thắng, dễ xúc động

- Những chi tiết:

+ "Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!”

+ Cuối cùng, tôi tìm thấy "vũ khí" trong hộp đồ nghề của anh Nghĩa

+ "Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không?"

+ Tôi khích "Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi! Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được!"

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Tác phẩm Điều không tính trước do ai sáng tác?

  1. Lâm Thị Mỹ Dạ
  2. Nguyễn Nhật Ánh
  3. Nguyễn Tuân
  4. Thạch Lam

Câu 2: Đâu là nội dung chính của văn bản?

  1. Kể về kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả và những người bạn
  2. Kể về kỉ niệm của cậu bé bên chú chó nhỏ
  3. Kể về cuốn sách ý nghĩa làm thay đổi suy nghĩ của các cậu bé
  4. Kể về việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa các cậu bé

Câu 3: Chỉ ra nội dung chính của câu văn sau?

“Chả là cách đây năm hôm, trong trận bóng giao hữu giữa lớp tôi và lớp thằng Nghi nhân dịp kết thúc năm học, khi nhận được đường chuyền của thằng Phước, tôi lướt xuống sút vào gôn đội nó một quả tuyệt đẹp thì nó la toáng lên bảo tôi việt vị.”

  1. Điều không lường trước khi giải quyết mâu thuẫn
  2. Sự chuẩn bị cho trận đánh nhau
  3. Nguyên nhân của trận đánh nhau
  4. Diễn biến trận đánh nhau

Câu 4: Nhân vật nào đã không công nhận bàn thắng của “tôi”?

  1. Nghi
  2. Nghĩa
  3. Lợi
  4. Phước

Câu 5: Trong văn bản, nhân vật “tôi” là một cậu bé có tính cách như thế nào?

  1. Là cậu bé tốt bụng, điềm tĩnh
  2. Là cậu bé thông minh, hài hước
  3. Là cậu bé nóng nảy, nông nổi
  4. Là cậu bé vui vẻ, không chấp nhặt

Câu 6: Bài học nào được rút ra thông qua văn bản?

  1. Không nên lấy bạo lực để giải quyết mọi chuyện
  2. Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc
  3. Cần suy nghĩ kĩ trước khi đánh giá một việc
  4. Tất cả các phương án trên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhân vật Nghi trong văn bản là người như thế nào? Tình huống bất ngờ gì đã xảy ra trước trận đánh ấy?

Câu 2 (2 điểm): Kết thúc truyện gợi điều gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

D

C

A

C

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Nhân vật Nghi là thích trêu chọc ở trận đá bóng

- Nhưng suy nghĩ lại thấu đáo, tốt bụng: mời “tôi” và Phước đi xem phim

- Tìm cách giải quyết vấn đề cùng tốt cho hai bên: So với ý định phục kích, xịt “vũ khí hóa học”, Nghi lại mang theo một cuốn sách luật bóng đá

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Thay vì đánh nhau, gây ra hận thù ghen ghét thì cả ba bạn cùng đoàn kết, chơi với nhau để đem lại niềm vui, hạnh phúc

- Từ đó cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lúc khó khăn trong cuộc sống

=> Ý nghĩa nhân văn về sự đoàn kết trong tình bạn

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay