Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Trạng ngữ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Trạng ngữ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trạng ngữ là gì?
- Là thành phần chính của câu
- Là thành phần phụ của câu
- Là biện pháp tu từ trong câu
- Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
Câu 2: Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?
- Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học tập
- Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã
- Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh động của nhà thơ
- Bố cháu đã hi sinh năm 72
Câu 3: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
- Theo các nội dung mà chúng biểu thị
- Theo vị trí của chúng trong câu
- Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
- Theo mục đích nói của câu
Câu 4: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”
- Chỉ thời gian
- Chỉ nơi chốn
- Chỉ phương tiện
- Chỉ nguyên nhân
Câu 5: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
- Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn
- Làm cho câu ngắn gọn hơn
- Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ
- Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
Câu 6: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”?
- Dần đi ở từ năm chửa mười hai
- Khi ấy
- Đầu nó còn để hai trái đào
- Cả A, B, C đều sai
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết tên các loại trạng ngữ
- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả
- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.
Câu 2 (2 điểm): Đặt câu với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, phương tiện.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
D |
A |
C |
D |
B |
- Phần tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
a. Trạng ngữ: vì muốn mẹ đỡ vất vả => Trạng ngữ chỉ nguyên nhân b. Trạng ngữ: để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ => Trạng ngữ chỉ mục đích |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Trạng ngữ chỉ thời gian: “Tháng sau, tôi sẽ đi du lịch Sapa cùng với bạn bè.” - Trạng ngữ chỉ nơi chốn: “Ở Hà Nội, trời đang mưa rất to và lạnh.” - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: “Vì trời mưa khá to, nên trận bóng phải hoãn.” - Trạng ngữ chỉ phương tiện: “Với cách truyền tải bài thơ đầy xúc động, An đã dành được giải Nhất” |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu dấu gì?
- Dấu chấm
- Dấu chấm phẩy
- Dấu phẩy
- Dấu gạch ngang
Câu 2: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” biểu thị điều gì?
- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Mục đích của hành động được nói đến trong câu
- Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 3: Ở vị trí nào trong câu trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định?
- Giữa chủ ngữ và vị ngữ
- Cuối câu
- Đầu câu
- A, B, C đều sai
Câu 4: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?
- Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu
- Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu
- Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu
- Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 5: Câu nào dưới đây có trạng ngữ đứng giữa câu?
- Đằng đông, trời hửng dần.
- Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
- Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
- Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
Câu 6: Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” biểu thị điều gì?
- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
- Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) trong câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng như thế nào?
- “Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.”
- Con đường trải nhựa kẻ thẳng băng, sóng soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, má đạp xe đi về trên con đường ấy.
(Phong Thu)
Câu 2 (2 điểm): Tìm yếu tố trạng ngữ trong các câu sau và xác định đó là loại trạng ngữ gì?
- Ở thế giới thần tiên, những nàng công chúa đều thật là xinh đẹp và duyên dáng.
- Mỗi khúc giao mùa, gia đình em đều dễ bị cúm vặt.
- Với sự đồng lòng và quyết tâm, đội của em đã chiến thắng giải đấu.
- Ở miền Nam, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
A |
B |
B |
D |
D |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Việc lược bỏ trạng ngữ ở 2 sẽ khiến câu văn không diễn đạt được ý nghĩa: a. Chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ là nhân vật ở trong tranh chứ không phải người ở ngoài đời sống hiện thực. b. Má đạp xe trên con đường mỗi ngày hai buổi đã bao nhiêu năm tháng trôi qua |
0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
a. “Ở thế giới thần tiên” là trạng ngữ chỉ nơi chốn b. “Mỗi khúc giao mùa” là trạng ngữ chỉ thời gian c. “Với sự đồng lòng và quyết tâm” là trạng ngữ chỉ cách thức d. “Ở miền Nam” là trạng ngữ chỉ nơi chốn |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |