Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 7 Văn bản 3: Tục ngữ và sáng tác văn chương

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 3: Tục ngữ và sáng tác văn chương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: TỤC NGỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Tục ngữ và sáng tác văn chương”?

  1. Nam Cao
  2. Nguyễn Xuân Kính
  3. Tố Hữu
  4. Không có, đây chỉ là một bài trích dẫn

Câu 2: Thể loại của văn bản “Nàng Bân” là gì?

  1. Cổ tích
  2. Thần thoại
  3. Truyền thuyết
  4. Tục ngữ

Câu 3: Ai là tác giả của văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay”?

  1. Đất Rừng Phương Nam
  2. Đoàn Giỏi
  3. Tác giả dân gian
  4. Thanh Hải

Câu 4: Tục ngữ không chỉ được sử dụng trong đời sống mà còn xuất hiện ở đâu?

  1. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam
  2. Trong các tác phẩm của người miền Nam
  3. Trong các sáng tác văn chương
  4. Trong các tác phẩm của người miền Bắc.

Câu 5: Nàng Bân có đặc điểm gì?

  1. Nhanh nhẹn, tháo vát
  2. Chậm chạp và có phần vụng về
  3. Yêu cha, yêu anh chị
  4. Cả B và C

Câu 6: Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời cá nước…” - xưa và nay là gì?

  1. Góp phần làm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu nói của nhân vật “tôi”
  2. Làm cho tác phẩm giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và đạm đà tính dân tộc
  3. Thay đổi mạnh mẽ cơ chế thông dụng của văn bản, làm cho văn bản có nhịp điệu, hài hoà, thu hút người đọc
  4. Cả A và B
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?

Câu 2 (2 điểm): Các câu tục ngữ có thường xuyên được sử dụng trong các tác phẩm văn chương không? Nếu có thì chúng thường được sử dụng trong những văn bản như thế nào?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã nhắc đến mấy câu chuyện?

  1. 2 câu chuyện
  2. 3 câu chuyện
  3. 4 câu chuyện
  4. 5 câu chuyện

Câu 2: Đó là những câu chuyện nào?

  1. Nàng Bân
  2. Ếch ngồi đáy giếng
  3. “Chim trời cá nước…” xưa và nay
  4. A và C đúng

Câu 3: Câu tục ngữ nào được sử dụng trong câu chuyện “Chim trời cá nước…” - xưa và nay”?

  1. Chim sa cá lặn
  2. Bút sa gà chết
  3. Chim trời cá nước
  4. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân

Câu 4: Nàng Bân đã làm gì khi mùa rét đến?

  1. Tạo gió rét cho trần gian
  2. Thăm cha, mẹ
  3. May cho chồng một cái áo
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Câu tục ngữ nào tương ứng với câu chuyện Nàng Bân được nhắc đến trong văn bản?

  1. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối
  2. Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất
  3. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân
  4. Lúa chiêm nép ở đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên

Câu 6: Theo em, việc tác giả để cho nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới có tác dụng gì?

  1. Giúp độc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách sử dụng câu tục ngữ này
  2. Làm quan trọng hoá điểm đặc sắc trong cách vận dụng tục ngữ vào văn chương
  3. Tạo nên sự tương tác giữa các nhân vật
  4. Tất cả các đáp án trên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...”?

Câu 2 (2 điểm): Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”

 

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 3. Tục ngữ và sáng tác văn chương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay