Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 7 Văn bản 4: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 4: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”?
- Ở nhà Hiền thì sẽ gặp Lành
- Nếu ta sống hiền lành nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt
- Nhà hiền triết gặp sự lành
- Câu tục ngữ quá ngắn nên không có ý nghĩa xác định
Câu 2: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”?
- Khi thấy sóng lớn thì đừng vứt tay chèo đi
- Bạn sẽ bị chớ nếu thấy một người buông tay chèo khi thấy sóng lớn
- Sóng lớn sẽ khiến bạn phải buông tay chèo
- Đừng thấy khó khăn mà nản chỉ, gục ngã
Câu 3: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
- Khi ăn quả của một cây nào đó thì ta cần phải nhớ kẻ trồng cây đó
- Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta
- Khi ăn quả thì phải nhớ dùng thước kẻ cây trồng
- Cả A và B
Câu 4: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có điểm tương đồng về nghĩa với câu tục ngữ nào?
- Uống nước nhớ nguồn
- Gieo nhân nào gặt quả ấy
- Được mùa cau đau mùa lúa
- Tháng Ba mưa đám, tháng Tám mưa cơn.
Câu 5: Câu tục ngữ nào có sự đối xứng?
- Câu 2
- Câu 4
- Câu 6
- Câu 8
Câu 6: Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?
- Vì xã hội ngày nay không có quá nhiều sự thay đổi so với xã hội trước đây
- Vì mặc dù thời ngày nay có nhiều thứ thay đổi nhưng những yếu tố về phẩm chất con người, về kinh nghiệm sống,… vẫn còn đó
- Vì sự duy trì về cấu trúc thượng tầng của một xã hội
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm bốn thành ngữ có dùng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.
Câu 2 (2 điểm): Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản trên là gì?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Đâu là đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
- Là các quy luật của tự nhiên
- Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Là thế giới tình cảm phong phú của con người
- Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có
Câu 2: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?
- Chỉ hiểu theo nghĩa bóng
- Chỉ hiểu theo nghĩa đen
- Cả nghĩa đen và nghĩa bóng
- Cả A,B,C đều sai
Câu 3: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?
- Bổ sung ý nghĩa cho nhau
- Hoàn toàn trái ngược nhau
- Hoàn toàn giống nhau
- Gần nghĩa với nhau
Câu 4: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” dùng cách diễn đạt nào ?
- Bằng biện pháp so sánh
- Bằng biện pháp ẩn dụ
- Bằng biện pháp chơi chữ
- Bằng biện pháp nhân hoá
Câu 5: Xác định cặp vần trong câu số 3:
- Mày – làm, vần sát
- Thầy – mày, vần cách
- Không – nên, vần chân
- Không có
Câu 6: Sử dụng biện pháp tu từ trong các câu 2, 5, 6 có tác dụng gì?
- Làm cho các câu này trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm
- Bổ sung tính chất bác học, hàn lâm
- Thể hiện kinh nghiệm phong phú của người xưa
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cách diễn đạt “Mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?
Câu 2 (2 điểm): Em hiểu các cụm từ “Ăn quả”, “Nhớ kẻ trồng cây” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 4. Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội