Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
Đề số 02
Câu 1: Phong cách thơ của Xuân Diệu như thế nào?
A. Trữ tình, lãng mạn.
B. Hiện thực, phê phán.
C. Hùng tráng, bi tráng.
D. Cổ điển, bác học.
Câu 2: Trợ từ có chức năng gì trong câu?
A. Chỉ sự khẳng định, nhấn mạnh hoặc phủ định.
B. Kết nối các thành phần trong câu.
C. Bổ sung nghĩa cho động từ.
D. Thay thế chủ ngữ trong câu.
Câu 3: Từ nào sau đây có nghĩa gốc?
A. Chân trời.
B. Chân núi.
C. Bàn chân.
D. Chân thành.
Câu 4: Trong câu “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi”, biện pháp tu từ nào được sử dụng?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 5: Bài thơ Lá đỏ gợi nhắc về cuộc kháng chiến nào?
A. Kháng chiến chống Nhật
B. Kháng chiến chống Pháp
C. Kháng chiến chống Mỹ
D. Khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 6: Mắt sói được cậu bé Phi Châu miêu tả như thế nào?
A. Một con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen.
B. Một con mắt không chớp bao giờ.
C. Như một ngọn đèn trong đêm.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Câu nào sau đây chứa trợ từ?
A. Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
B. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói.
C. Nghe đến tên tôi, tôi tự nhiên giật mình lúng túng.
D. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Câu 8: Đoạn văn nào nói về nhiệm vụ của anh thanh niên?
A. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
B. Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
C. Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào.
D. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
Câu 9: Thế nào là nhân hóa?
A. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương đồng.
B. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận.
D. Đối chiếu những nét giống nhau và khác nhau giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng.
Câu 10: Câu thơ Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi nhắc tới sự kiện nào?
A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ.
B. Tổng khởi nghĩa năm 1945.
C. Nạn đói năm 1945.
D. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 11: Xác định các biện pháp tu từ trong câu thơ Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
A. Điệp từ, ẩn dụ.
B. Nhân hóa, ẩn dụ.
C. Điệp từ, hoán dụ.
D. Nhân hóa, hoán dụ.
Câu 12: Câu thơ sau sử dụng phép nói giảm nói tránh ở từ nào?
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
(Bác ơi!, Tố Hữu)
A. Bác.
B. đi.
C. đẹp.
D. nắng.
Câu 13: Hình tượng xuyên suốt trong thơ của Nguyễn Đình Thi là gì?
A. Đất nước Việt Nam đau thương và quật khởi, con người gian lao và anh dũng.
B. Đất nước Việt Nam đau thương trong chiến tranh và đất nước Việt Nam tươi mới sau chiến tranh.
C. Người lính cụ Hồ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước.
D. Tình dân quân gắn bó, thắm thiết.
Câu 14: Chi tiết nào sau đây không phải nói về chị Thao?
A. Chị rất bình tĩnh, cương quyết.
B. Chị rất sợ máu, sợ vắt.
C. Chị có thân hình nhỏ nhắn, thích ăn kẹo.
D. Chị là người rất điệu đà, áo lót thêu chỉ màu, lông mày tỉa nhỏ như que tăm.
Câu 15: Vai trò của việc lựa chọn sắp xếp các từ trong câu là gì?
A. Trật tự sắp xếp có thể làm cho câu văn mơ hồ về nghĩa, tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
B. Trật tự sắp xếp chỉ là một khuôn mẫu quy định mà người viết phải tuân theo.
C. Trật tự sắp xếp chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc hình thành nghĩa của câu.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................