Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
Đề số 01
Câu 1: Nhân vật nào sau đây là nhân vật chính trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”?
A. Phương Định.
B. Nho.
C. Thao.
D. Cả A, B và C.
Câu 2: Xuân Diệu được mệnh danh là gì?
A. Nhà thơ của tình yêu.
B. Nhà thơ của tuổi trẻ.
C. Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam.
D. Nhà thơ của mùa xuân.
Câu 3: Trong câu “Tôi nghĩ rằng, có lẽ, anh ấy đã không đến”, thành phần nào là thành phần biệt lập?
A. Tôi nghĩ rằng.
B. Có lẽ.
C. Anh ấy đã không đến.
D. Cả câu.
Câu 4: Theo Trần Đình Sử, đọc văn là gì?
A. Là quá trình tìm hiểu ý nghĩa của văn bản.
B. Là quá trình khám phá vẻ đẹp của ngôn từ.
C. Là quá trình thưởng thức nghệ thuật.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Câu văn nào thể hiện không khí trong truyện Xe đêm?
A. “Tiếng còi xe vang lên trong đêm tối.”
B. “Những ánh đèn lấp lánh trên phố vắng.”
C. “Trời đêm như một tấm màn bí ẩn.”
D. “Chuyến xe lao nhanh vào bóng tối vô tận.”
Câu 6: Trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?
A. Một con sói đực đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình.
B. Một con sói đực đang ôm bầy con nhỏ của mình trong lòng.
C. Một con sói cái đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình.
D. Một con sói cái đang ôm bầy con nhỏ của mình trong lòng.
Câu 7: Câu nào sau đây chứa trợ từ?
A. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi.
B. Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi.
C. Hỡi ơi lão Hạc!
D. Nó vợ con chưa có.
Câu 8: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả sống một thời gian ngắn ở Lào Cai.
B. Khi tác giả nghe người khác kể chuyện về anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn.
C. Sau chuyến đi thực tế Lào Cai năm 1970.
D. Khi tác giả lên đỉnh Yên Sơn thu thập tư liệu làm thí nghiệm.
Câu 9: Dòng nào dưới đây chứa các thán từ gọi - đáp?
A. ơi, này, vâng, dạ.
B. ôi, này, a, ơ.
C. chỉ, ngay, những, chính.
D. chao ôi, đích, vâng, dạ.
Câu 10: Phép ẩn dụ bếp lửa ấp iu nồng đượm có tác dụng gì?
A. Liên tưởng đến đôi bàn tay cần mẫn, khéo léo của người bà khi nhóm bếp lửa mỗi sớm tinh mơ.
B. Thể hiện tình yêu thương của người bà, nuôi nấng cháu bằng tấm lòng ấm áp như hơi ấm bếp lửa.
C. Gợi hình ảnh đôi bàn tay vụng về, thô nhám của người bà khi nhóm bếp lửa mỗi sớm tinh mơ.
D. A, B đều đúng.
Câu 11: Những câu thơ sau nhắc đến căn bệnh gì thường gặp ở những người lính thời kháng chiến?
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
A. Bệnh phong.
B. Bệnh phổi.
C. Bệnh sốt rét.
D. Bệnh ghẻ.
Câu 12: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
A. Nói quá.
B. Điệp cú pháp.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.
Câu 13: Câu thơ Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa gợi ra điều gì?
A. Sự gấp gáp, vội vã tiến quân ra tiền tuyến.
B. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc.
C. Không khí khắc nghiệt trên chiến trường.
D. Sự nguy hiểm luôn rình rập trên đường hành quân.
Câu 14: Câu văn Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh.
B. Nói quá.
C. Ẩn dụ.
D. Nhân hóa.
Câu 15: Dòng nào sau đây đúng về khả năng sắp xếp trật tự trong một câu?
A. Cùng một câu nếu ở trạng thái tồn tại riêng thì có nhiều khả năng sắp xếp trật tự từ, nhưng nằm trong một ngữ cảnh, hay một văn bản thì có một cách sắp xếp tối ưu.
B. Các từ trong câu phải được sắp xếp theo thứ tự đã quy định sẵn, không được đảo vị trí các từ sẽ gây ra sự sai lệch nghĩa.
C. Các từ trong câu được tự do chọn vị trí trong câu, không có quy định nào bắt buộc cả.
D. Các từ trong câu tùy thuộc vào từng loại văn bản mà có cách sắp xếp riêng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................