Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 32. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây?
- Hấp thụ lại nước
- Tiêu hoá thức ăn
- Hấp thụ chất dinh dưỡng
- Nghiền nát thức ăn
Câu 2: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?
- 1000 – 1500 ml
- 800 – 1200 ml
- 400 – 600 ml
- 500 – 800 ml
Câu 3: Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?
- Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virus gây hại.
- Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
- Chứa một số enzyme giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
- Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu 4: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.
- Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
- Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
- Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
- Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
Câu 5: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?
- Ruột thừa
- Ruột già
- Ruột non
- Dạ dày
Câu 6: Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu?
- 1 – 2 giờ
- 3 – 6 giờ
- 6 – 8 giờ
- 10 – 12 giờ
Câu 7: Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào?
- Hồi tràng
- Hỗng tràng
- Dạ dày
- Tá tràng
Câu 8: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?
- Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày
- Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
- Khi thức ăn chạm vào lưỡi
- Tất cả các phương án trên
Câu 9: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn?
- Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn
- Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Qua tiêu hoá, lipid sẽ được biến đổi thành
- glycerol và vitamin.
- glycerol và amino acid.
- nucleotit và amino acid.
- glicerol và acid béo.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?
- Hai bên mang tai
- Dưới lưỡi
- Dưới hàm
- Vòm họng
Câu 2: Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá?
- Tá tràng
- Manh tràng
- Hỗng tràng
- Hồi tràng
Câu 3: Trong ống tiêu hoá của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận nào?
- Dạ dày
- Ruột non
- Ruột già
- Thực quản
Câu 4: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào?
- Thực quản
- Ruột già
- Dạ dày
- Ruột non
Câu 5: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan
- Răng, lưỡi, cơ má.
- Răng và lưỡi
- Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má
- Răng, lưỡi, cơ môi.
Câu 6: Sự kiện nào sau đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?
- Lưỡi nâng lên
- Khẩu cái mềm hạ xuống
- Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hóa
- Tất cả đều đúng
Câu 7: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non?
- Dịch tuỵ
- Dịch ruột
- Dịch mật
- Dịch vị
Câu 8: Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng?
- Nước
- Lipid
- Vitamin
- Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?
- Lớp dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc
- Lớp cơ
- Lớp màng bọc
Câu 10: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là
- Tiết dịch vị.
- Tiết nước bọt
- Tạo viên thức ăn
- Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày
- Nuốt
- Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme
- Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là
- 1,2,4,6
- 1,4,6,7
- 2,4,5,7
- 1,4,6,7
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Chất dinh dưỡng và dinh dưỡng là gì?
Câu 2 ( 4 điểm). Hãy cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói.
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Câu 2 ( 4 điểm). Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây?
- Khoang miệng
- Dạ dày
- Ruột non
- Tất cả các phương án trên
Câu 2: Độ acid cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu
- đóng tâm vị.
- mở môn vị.
- đóng môn vị.
- mở tâm vị.
Câu 3: Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng?
- Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng long ruột
- Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặ cgiúplàm tăng diện tích bề mặt ruột non lên
- Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét)
- Tất cả các phương án trên
Câu 4: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?
- Vitamin
- Ion khoáng
- Gluxit
- Nước
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 2: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?
- Uống nước lọc
- Ăn kem
- Uống sinh tố bằng ống hút
- Ăn rau xanh
Câu 2: Trong các biểu hiện dưới đây, đâu là dấu hiệu của bệnh tả
- nôn mửa và
- tiêu chảy nặng
- mất nước nhiều
- đầy hơi
- táo bón
- đau bụng trên
- sốt lạnh
Đáp án đúng là
- 1,2,3
- 2,3,5
- 2,4,5
- 5,6,7
Câu 3: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ?
- Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng
- Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
- Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo
- Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
Câu 4: Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim?
- Vitamin B1
- Vitamin E
- Vitamin C
- Tất cả các phương án trên
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột già và trực tràng.
Câu 2: Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người