Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối Bài 42: Quần thể sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 42: Quần thể sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 42. QUẦN THỂ SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mật độ quần thể là

  1. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
  2. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
  3. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
  4. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 2:  Quần thể là

  1. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
  2. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
  3. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
  4. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.

Câu 3: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

  1. môi trường sống
  2. ngoại cảnh
  3. nơi sinh sống của quần thể
  4. ổ sinh thái

Câu 4: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

  1. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.    
  2. Đàn cá sống ở sông
  3. Đàn chim sống trong rừng.        
  4. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 5: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  1. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
  2. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
  3. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
  4. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

Câu 6: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  1. Tiềm năng sinh sản của loài       
  2. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
  3. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn    
  4. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn

Câu 7: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  1. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
  2. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
  3. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
  4. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể

Câu 8: Quần thể không có đặc điểm là

  1. tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.
  2. mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
  3. có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.
  4. luôn luôn xảy ra giao phối tự do.

Câu 9: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  1. Dạng ổn định       
  2. Dạng phát triển
  3. Dạng giảm sút      
  4. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển

Câu 10: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  1. Dạng phát triển.                         
  2. Dạng ổn định.
  3. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.      
  4. Dạng giảm sút.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  1. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
  2. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
  3. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
  4. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 2: Xét tập hợp sinh vật sau

(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.    

(2) Cá trắm cỏ trong ao.    

(3) Sen trong đầm.

(4) Cây ở ven hồ.    

(5) Chuột trong vườn.    

(6) Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có

  1. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
  2. (2), (3), (4), (5) và (6)
  3. (2), (3) và (6)
  4. (2), (3), (4) và (6)

Câu 3: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

  1. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
  2. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi.
  3. Các con sói trong một khu rừng.
  4. Các con ong mật trong tổ.

Câu 4: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  1. Tiềm năng sinh sản của loài.
  2. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
  3. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.
  4. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.

Câu 5: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố nào?

  1. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
  2. Nguồn thức ăn của quần thể.
  3. Khu vực sinh sống.
  4. Cường độ chiếu sáng.

Câu 6: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là

  1. mật độ.              
  2. tỉ lệ giới tính.                
  3. cấu trúc tuổi.               
  4. độ đa dạng loài.

Câu 7: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể là

  1. di cư, nhập cư.         
  2. dịch bệnh.             
  3. điều kiện thời tiết bất thường.        
  4. tỉ lệ sinh - tử.

Câu 8: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào quan trọng nhất?

  1. tỉ lệ đực - cái.          
  2. thành phần cấu trúc tuổi.       
  3. mật độ.                
  4. tỉ lệ sinh sản - tử vong.

Câu 9: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số ít cá thể sống sót thì sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất là

  1. sinh sản với tốc độ nhanh.          
  2. hồi phục.          
  3. diệt vong.             
  4. ổn định.

Câu 10: Quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do

  1. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở.       
  2. gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm.
  3. có sự cố bất thường. bão, lũ,...                         
  4. dịch bệnh phát sinh.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao nói mật độ là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu ý nghĩa sinh thái và lấy ví dụ các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

Câu 2 ( 4 điểm). Cho hình ảnh kích thước của các quần thể voi, hươu, thỏ, chuột cùng sống trong một khu rừng sau

Trả lời các câu hỏi sau:

- Kích thước cơ thể của loài nào lớn nhất và bé nhất?

- Kích thước quần thể nào lớn nhất và bé nhất?

- Chúng ta có thể kết luận thích thước cơ thể tương ứng với kích thước quần thể không?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

  1. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.
  2. trẻ, trưởng thành và già.
  3. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
  4. trước giao phối và sau giao phối.

Câu 2. Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  1. Nhóm tuổi sau sinh sản.
  2. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản.
  3. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.
  4. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản.

Câu 3. Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi nào?

  1. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể.
  2. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.
  3. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống.
  4. Dịch bệnh lan tràn.

Câu 4. Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

  1. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
  2. Trẻ, trưởng thành và già
  3. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản
  4. Trước giao phối và sau giao phối
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu các biện pháp bảo vệ các quần thể.

Câu 2: Em hãy xác định các kiểu tháp tuổi cho các tháp sau

  1.                            C.

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  1. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
  2. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
  3. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
  4. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  1. Đáy tháp rộng.
  2. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định.
  3. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.
  4. Tỉ lệ sinh cao.

Câu 3. Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự 
phát triển của quần thể?

  1. Nhóm tuổi sau sinh sản
  2. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
  3. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản
  4. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản

Câu 4. Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  1. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
  2. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
  3. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
  4. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu nguyên nhân của các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

Câu 2: Tại sao đối với quần thể vi sinh vật, kích thước của quần thể được xác định bằng sinh khối của quần thể?

 

=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 42: Quần thể sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay